Nếu ngày nào cũng thấy ác mộng, não bộ của bạn muốn hét lên điều này
Ác mộng ai chẳng gặp, nhưng nếu cơn ác mộng đấy lặp đi lặp lại, đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
- Hữu Vi từ nam thần trở thành "cơn ác mộng thời trang"
- Ác mộng 2017 có thật: Ngay cả ông xã Lâm Tâm Như cũng "vào tay" Trịnh Sảng
- ‘Đấu trường âm nhạc’: Giấc mộng đẹp mùa Giáng sinh
- “Vũ điệu lắc mông” của Tin Tin “gây sốt” với 10 triệu lượt xem
- Gặp ác mộng và ám ảnh vì vụ cướp, Kim bỏ 2,2 tỷ VND xây phòng trú ẩn
Ai trong chúng ta cũng đôi ba lần trong đời gặp phải ác mộng. Nhưng nếu như ngày nào bạn cũng thấy cùng một giấc mơ, cùng một hình ảnh, cùng một nỗi sợ, thì đó là dấu hiệu cho thấy não bộ đang thực sự cầu cứu.
Theo như 2 nghiên cứu mới đây do các chuyên gia từ ĐH Cardiff thực hiện, mỗi giấc mơ sẽ có cách lý giải riêng. Nhưng với những giấc mơ kinh khủng có tần suất lặp đi lặp lại, nhiều khả năng đó là vì bạn đang tràn ngập thất vọng, khi các nhu cầu tâm lý chưa được đáp ứng.
Cụ thể, Netta Weinstein - chuyên gia tâm lý học của Cardiff đã xét mối quan hệ giữa những cơn ác mộng và các nhu cầu tâm lý cơ bản của con người, bao gồm: quyền tự chủ, năng lực tư duy, và khả năng kết nối với người khác.
Trong nghiên cứu đầu tiên, nhóm đã khảo sát 200 ứng viên về những cơn ác mộng phổ biến nhất, như rơi tự do, bị tấn công, sợ hãi đến cứng người, bị nhốt, mơ gặp hỏa hoạn, mơ khoả thân nơi công cộng, mơ đến muộn, mơ thi trượt... Và nếu họ có gặp, thì tần suất là bao nhiêu.
Kết quả, những giấc mơ dễ bị lặp lại nhất là mơ bị tấn công, bị rơi tự do, cảm giác sợ đến cứng người. Trong khi đó, những giấc mơ thi thoảng mới gặp là bị tấn công và bị nhốt.
Rơi tự do là một trong những cơn ác mộng dễ lặp lại
Ở nghiên cứu thứ 2, các chuyên gia tiếp tục khảo sát 110 người, yêu cầu họ tự đánh giá về độ thỏa mãn về nhu cầu tâm lý. Sau đó 3 ngày, họ sẽ phải báo cáo lại về mức độ hài lòng trong tâm lý sau mỗi đêm là tích cực hay tiêu cực. Trong thời gian đó, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích nhật ký giấc mơ của các ứng viên.
Dù vẫn còn một số hạn chế (như toàn bộ số liệu đều do bản thân các ứng viên tự ghi lại), nhưng kết quả cho thấy sự thất vọng trong tâm lý đã tạo ra những cơn ác mộng lặp đi lặp lại. Với các ứng viên có nhu cầu tâm lý không được đáp ứng đủ, họ luôn có cảm giác thất vọng, và kết quả là những giấc mơ của họ nhuốm màu buồn bã, hoảng sợ trong đó.
Vậy nên, nếu như sự thất vọng bị kéo dài trong dài hạn, tỉ lệ những cơn ác mộng xuất hiện sẽ tăng lên. Hay nói cách khác, những cơn ác mộng là cách mà não bộ của bạn đang kêu cứu.
Weinstein tin rằng, nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta tìm ra cách để xử lý những giấc mơ không mong muốn mỗi đêm, đặc biệt là với những người đang gặp rắc rối với những cơn ác mộng lặp đi lặp lại mỗi ngày.
Video được xem nhiều nhất