NASA cảnh báo: Loài người chưa sẵn sàng để tiếp đón bất kỳ thiên thạch nào va chạm với Trái đất
Vào lúc này nếu có thiên thạch tiến đến, con người sẽ chẳng thế làm được gì nhiều ngoài việc... khoanh tay, thắp hương cầu nguyện.
Thực ra, mỗi năm có rất nhiều thiên thạch rơi xuống Trái đất, nhưng hầu hết đều chẳng để lại tác động gì đến chúng ta - những người con của mặt đất. Năm thì mười họa mới có một cục thiên thạch khiến nhà cửa rung chuyển, cửa kính vỡ vụn. Nhưng về cơ bản, thiệt hại là không đáng kể.
Nói vậy để thấy, tỉ lệ xuất hiện thiên thạch đủ lớn để đe doạ đến sự sống trên Trái đất là cực kỳ, cực kỳ hiếm. Nhưng hiếm chứ không tuyệt đối. Và theo như các chuyên gia từ NASA thì nếu cái tỉ lệ hiếm đó xảy ra vào lúc này, con người chỉ có thể chống cự một cách yếu ớt.
Nếu thiên thạch thực sự rơi, con người gần như chẳng thế làm gì
Đó là những gì được tiến sĩ Joseph Nuth - chuyên gia tại Trung tâm hàng không vũ trụ Maryland của NASA - phát biểu trong hội thảo mới đây. Ông cho biết: "
Vấn đề lớn nhất là chúng ta chẳng thể làm gì nhiều vào lúc này, Sự kiện diệt chủng của khủng long đã diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên từ 50 - 60 triệu năm trước. Vậy nên có thể nói, thời điểm chuyện đó xảy ra với chúng ta cũng ngẫu nhiên, tính từ lúc này".
Trên thực tế thì trong quá khứ, có một vài sao chổi đã từng tiếp cận rất gần Trái đất. Năm 1996, một ngôi sao chổi gần như đã đụng vào chúng ta, nhưng may mắn là nó tiếp cận sao Mộc. Gần đây hơn là năm 2014, cũng có một ngôi sao chổi lướt qua Trái đất ở khoảng cách cực kỳ gần.
Và sự thật thì các chuyên gia thường phát hiện ra sao chổi ở một thời điểm "quá muộn" để phóng tên lửa làm chệch quỹ đạo. Theo tiến sĩ Nuth:
"Nếu nhìn vào lịch trình phóng tên lửa vũ trụ, bạn sẽ thấy để xây dựng và phóng được một quả tên lửa "tin cậy được" cần đến 5 năm. Trong khi chúng ta chỉ có tối đa 22 tháng được báo trước thôi"
Các vệ tinh hiện nay chỉ báo trước được tối đa là 22 tháng thôi
Đây cũng không phải lần đầu tiên lời cảnh báo về thiên thạch được đưa ra. Trong tháng 9/2016, chuyên gia hàng không vũ trụ John Holdren cũng đưa ra lời cảnh báo tương tự."Chúng ta chưa sẵn sàng" - ông cho biết.
"Những quả thiên thạch có thể gây tổn hại đến Trái đất rất hiếm. Nhưng chúng ta cần chuẩn bị thật kỹ, vì nếu xảy ra, hậu quả chúng gây ra sẽ rất to lớn".
Nuth cho biết NASA hiện đang cân nhắc ý tưởng xây dựng một dàn tên lửa đánh chặn kèm với tàu quan sát. Nếu có sẵn cả hai thứ đó, quá trình phóng tên lửa kéo dài 5 năm sẽ được rút gọn còn 1/2.
Và nếu như hệ thống tên lửa được cải tiến tốt hơn, đủ để thu gọn quá trình phóng xuống 1 năm, Nuth cho rằng "
sẽ không còn gì đáng sợ, kể cả những thiên thạch lẩn khuất ở những nơi khó quan sát, chẳng hạn bay cùng hướng với Mặt trời"
Video được xem nhiều nhất