NASA đang tiến hành nghiên cứu tàu vũ trụ có tốc độ lên tới... 60.000km/s

Kênh 14 - 12/12/2016, 14:43

Với bàn tay của NASA, những con tàu có vận tốc bằng 1/5 tốc độ ánh sáng sắp thành hiện thực.

Tháng 4/2016, Stephen Hawking và tỷ phú người Nga Yuri Milner đã khởi động một dự án trị giá tới 100 triệu đô mang tên: Breakthrough Starshot. Dự án sẽ phóng hàng loạt Starchip - dạng tàu vũ trụ siêu nhỏ (nanocraft) lên hệ sao Alpha Centauri nhằm mục đích tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.

Đây có thể coi là một dự án quan trọng của nhân loại, nhất là sau khi thông tin về một Trái đất thứ 2 như anh em sinh đôi với hành tinh của chúng ta ở ngay trên hệ sao này được công bố. 

Theo dự tính, các nanocraft sẽ tiếp cận được Alpha Centauri trong khoảng 20 năm, đồng thời mất thêm 4 năm để thông báo đến Trái đất. 

 - Ảnh 2.

Proxima b - anh em sinh đôi với Trái đất của chúng ta (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, sự thật là vẫn chưa có con tàu nào được phóng đi cả vì nhiều vấn đề, trong đó có việc làm cách nào để con tàu "sống sót" được cho đến cuối hành trình. Và nay, NASA đã chính thức tham gia dự án để giải quyết những vấn đề đó. Nếu thành công, họ có thể tạo ra các nanocraft không những siêu bền mà còn có vận tốc lên tới 60.000 km/s - tức 1/5 vận tốc ánh sáng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng năng lượng phóng xạ quá cao bên ngoài không gian có thể khiến các StarChip hỏng hóc hoặc không thể hoạt động tốt trước khi tiếp cận đến hệ sao xa xôi kia. 

Vậy nên, NASA đã đề xuất một số phương án về cách xây dựng những con tàu này. Theo dự kiến, họ sẽ trình bày lý thuyết của mình tại Hội nghị thiết bị điện tử Quốc tế được tổ chức tại San Francisco (Mỹ) trong tuần tới.

 - Ảnh 3.

Các nanocraft của Stephen Hawking

Đầu tiên, NASA cho rằng có thể điều chỉnh lại đường bay để tránh những khu vực nhiễm xạ lớn. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án này là khiến cho thời gian dự kiến kéo dài thêm nhiều năm. Hơn nữa, con tàu có nguy cơ xuống cấp trầm trọng nếu chuyến đi kéo dài hơn.

Thứ hai, họ đưa ra phương án lắp đặt con tàu với một lá chắn điện từ, có tác dụng phản lại năng lượng phóng xạ. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa rằng kích cỡ và trọng lượng của con tàu phải tăng lên, dẫn đến chuyện tốc độ chậm đi, và dĩ nhiên hành trình sẽ kéo dài hơn dự tính. 

Và cuối cùng, NASA có thể cung cấp những con chip silicon với khả năng tự sửa chữa. Jin-Woo Han - thành viên gạo cội của NASA cho biết:

"Chip tự phục hồi đã xuất hiện từ nhiều năm trước"

 - Ảnh 4.

 

Trên thực tế, các nghiên cứu này vẫn chỉ nằm trên giấy và mang tính lý thuyết. Các chuyên gia còn rất nhiều việc phải làm để giải quyết những vấn đề nổi cộm của du hành vũ trụ. 

Nhưng rõ ràng, dự án của các chuyên gia đã có nhiều dấu hiệu khả quan hơn rất nhiều. Và tương lai loài người có thể chinh phục các vì sao xa xôi có lẽ sẽ thành hiện thực chỉ trong một thế hệ.

Nguồn: Independent

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất