NASA bắt đầu khởi động thí nghiệm quan trọng nhất đối với du hành vũ trụ
Du hành vũ trụ đang cần đến những thí nghiệm mang tính chất đột phá, nhằm đảm bảo an toàn cho các phi hành gia.
- NASA tổ chức họp báo công bố phát hiện mới nhất về sự sống bên ngoài hành tinh
- NASA chuẩn bị họp báo công bố về thế giới đại dương ngoài Trái đất
- NASA bắt đầu thử nghiệm thuốc "trường sinh bất lão" trên cơ thể người
- "Khoai tây hoàn toàn có thể trồng được trên sao Hỏa" - NASA cho biết
- NASA: Một tiểu hành tinh lớn hơn tòa nhà Empire State có thể sẽ "đụng độ" Trái đất
Hành trình du hành vũ trụ của nhân loại đang dần bước sang trang sử mới. Giờ đây, việc đưa con người ra ngoài không gian đã không còn xa lạ nữa, và chúng ta đang hướng đến những chuyến du hành dài hơn, xa hơn. Trong đó, mục tiêu gần nhất ở thời điểm hiện tại là chuyến du hành chinh phục sao Hỏa.
Nhưng khi con người ở quá lâu ngoài vũ trụ, một số hiệu ứng khó kiểm soát có thể xảy ra. Vậy nên mới đây, NASA quyết định khởi động một trong những thí nghiệm quan trọng nhất trong du hành không gian, nhằm kiểm chứng tác động của vi khuẩn đến con người ngoài vũ trụ có gì thay đổi.
NASA phóng vệ tinh tự động EcAMSat
Cụ thể, NASA đã phóng một mẫu vi khuẩn E. Coli ra ngoài vũ trụ từ trạm vũ trụ ISS, thông qua vệ tinh tự động EcAMSat. Họ tin rằng trong môi trường vi trọng lực, khả năng kháng thuốc của vi khuẩn sẽ mạnh hơn, và điều đó gây nguy hiểm cho con người.
"Nếu khả năng kháng thuốc mạnh hơn trong môi trường vi trọng lực thì khoa học sẽ thay đổi được điều đó, vì chúng ta biết thứ chịu trách nhiệm cho điều này là gene di truyền, và chúng ta có thể tái lập trình lại gene cho phù hợp," - trích lời A. C. Matin, chuyên gia từ ĐH Standford (Mỹ).
"Nếu thực sự nghiêm túc muốn thám hiểm vũ trụ, chúng ta cần biết tác động của môi trường vi trọng lực đến các hệ thống bên trong cơ thể người."
Module tự động trong EcAMSat
Được biết, dòng E. coli dùng trong thí nghiệm có thể gây nhiễm trùng đường tiểu - một trong những nguy cơ hiển hiện đối với các phi hành gia. Theo Matin, vi khuẩn ở ngoài vũ trụ sẽ phải chịu đựng áp lực rất lớn. Áp lực này vô tình sẽ kích hoạt khả năng tự vệ của vi khuẩn, khiến các loại thuốc kháng sinh khó lòng phát huy hiệu quả.
Tại Trái đất, vi khuẩn cũng hình thành kháng thể dựa trên quá trình chọn lọc tự nhiên khi tiếp xúc với kháng sinh, chỉ khác là với tốc độ chậm hơn. Vậy nên nếu biết được quá trình kháng thuốc của E. coli trong vũ trụ, chúng ta sẽ hiểu hơn về đồng loại của chúng trên Trái đất, để rồi đưa ra những phương pháp chữa trị hiệu quả hơn.
Để thực hiện thí nghiệm, các chuyên gia sử dụng vệ tinh EcAMSat - một vệ tinh tự động, có thể tự thực hiện thí nghiệm mà không cần đến sự can thiệp của con người. EcAMSat sẽ được đưa vào quỹ đạo từ ISS.
"Để hiểu những ảnh hưởng đến sức khỏe của con người do môi trường vi trọng lực và bức xạ từ Mặt trời sẽ phải cần đến những kiến thức rộng hơn." - trích lời Stevan Spremo, quản lý dự án từ NASA.
"Những kiến thức thí nghiệm này mang lại sẽ là một cột mốc quan trọng, giúp trả lời nhiều câu hỏi cần thiết cho tương lai."
"Các cảm biến và công nghệ trong EcAMSat giúp NASA phát triển thêm những phương pháp xác định sự sống ở những địa điểm xa hơn, như Enceladus hoặc Europa."
Video được xem nhiều nhất