Kì lạ loài hoa cứ đâm chồi là khiến băng tan thành nước
Cây bắp cải chồn hôi không chỉ nổi tiếng với mùi hôi thối đặc trưng mà còn bởi khả năng phá băng tuyết cực lạ.
Khi chồi cây đâm xuyên qua băng tuyết, chúng sẽ ra hoa. Tuyết xung quanh hoa bắp cải sẽ bị tan dần thành vũng nước nhỏ. Nhiệt năng cần thiết để làm tan tuyết xuất phát từ bản thân cây hoa bắp cải. Bắp cải chồn hôi là một trong số ít các loài thực vật có hoa nguồn gốc cổ xưa có khả năng sinh nhiệt.
Trong thí nghiệm, khi nhiệt độ ngoài trời là 15 độ C, bắp cải chồn hôi luôn giữ nhiệt độ bên trong thân cây ở mức 24 độ C. Khi nhiệt độ bên ngoài giảm xuống -15 độ C, cây bắp cải vẫn luôn cao hơn 15 – 30 độ C.
Một loài cây khác có khả năng tự sinh nhiệt là sen châu Á. Ngay cả khi nhiệt độ môi trường xuống mức 10 độ C, cây vẫn giữ được nhiệt độ bản thân vào mức 30 – 36 độ. Cây trầu bà tay phật thậm chí còn làm tốt hơn. Hoa luôn giữ được mức nhiệt 30 – 36 độ khi nhiệt độ không khí đã xuống mức 4 độ C.
Vào mùa xuân, hoa đâm chồi lên mặt đất, tỏa nhiệt làm tan băng xung quanh.
Hiện tượng hoa tự sinh nhiệt đã xuất hiện khoảng 200 năm gần đây. Tuy nhiên, đến bây giờ các nhà khoa học mới giải mã được bí ẩn đẳng sau đó. Nhiệt năng được tạo ra trong các ty lạp thể, như một quá trình hô hấp tế bào bình thường. Mặc dù vậy, quá trình thực tế diễn ra như thế nào vẫn chưa được phân tích.
Hoa bắp cải chồn hôi nở trong rừng vào mùa hè.
Các nhà sinh học cho rằng, việc cây tự sinh nhiệt nhằm hỗ trợ cho việc thụ phấn tốt hơn. Hơi nóng làm hương thơm của hoa bay xa hơn, mùi hương lan truyền rộng giúp côn trùng có thể ngửi thấy mùi từ xa. Như loài loa kèn ngựa chết, việc chúng phát ra mùi thịt thối còn để thu hút ruồi và bọ cánh cứng lầm tường chúng là một xác chết thật.
Nhiệt năng còn giúp hấp dẫn côn trùng để chúng thấy ấm áp, thoải mái hơn.
Chồi hoa đâm xuyên băng, mọc lên trên.
Lớp băng xung quanh tan chảy do nhiệt của cây hoa bắp cải chồn hôi sinh ra.
Hoa mọc thẳng giữa sông băng, hoàn toàn khỏe mạnh.
Video được xem nhiều nhất