Theo các chuyên gia, vào năm 2030, Mặt trời "đi ngủ" sẽ làm giảm nhiệt độ trên toàn Trái đất.
Nhiều nghiên cứu đã đưa ra lời cảnh báo rằng, Trái đất có thể đối mặt mới một "Kỷ Băng Hà mini" mới trong những năm tới do sóng Mặt trời hoạt động yếu hơn. Bởi vậy, Mặt trời sẽ "đi ngủ" trong khoảng 15 năm tới.
Chu kỳ hoạt động của chấm đen Mặt trời là 11 năm. Các vệt đen này sẽ rõ nét nhất vào năm 2013 - đây cũng là thời điểm Mặt trời hoạt động mạnh nhất, sau thời điểm này, các vệt đen bắt đầu mờ dần và Mặt trời ít hoạt động hơn.
Mặt trời hoạt động yếu sẽ làm giảm nhiệt độ trên Trái đất như đã từng xảy ra trong quá khứ. Từ năm 1645 đến 1715, hầu như không có vệt đen xuất hiện quanh Mặt trời.
Do vậy mà trong khoảng thời này, châu Âu phải hứng chịu những mùa đông khắc nghiệt bất thường - và được gọi là "Kỷ Băng Hà mini".
Hình ảnh dòng sông Thames ở London đóng băng vì nhiệt độ xuống quá thấp.
Cụ thể, mùa Đông năm 1645, sông Thames ở London đã có lúc đóng băng vì nhiệt độ quá thấp. Một số nhà thiên văn học ví von rằng, đây là giai đoạn “Mặt trời ngủ quên” và kéo dài đến năm 1715.
Giáo sư Valentina Zharkova đã trình bày nghiên cứu của mình tại Hội nghị Thiên văn học quốc gia ở Llandudno. Theo đó, giáo sư Zharkova và đồng nghiệp đã quan sát và phân tích số liệu thu được của từ trường Mặt trời tại Đài quan sát Solar Wilcox ở California trong giai đoạn từ 1976 - 2008.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng dự đoán số vết đen Mặt trời trung bình - dấu hiệu mạnh mẽ của hoạt động Mặt trời và đưa ra kết quả chính xác nhất.
Giáo sư cho biết: "Dự đoán từ mô hình cho thấy, hoạt động năng lượng của Mặt trời sẽ giảm tới 60% trong khoảng thập niên 2030, đạt đỉnh điểm vào năm 2022. Trái đất sẽ hứng chịu một thời kỳ có nhiệt độ giảm tương tự khi quá trình hoạt động yếu của Mặt trời và quá trình này có thể còn kéo dài hơn so với chu kỳ trung bình trước đây".
Nguồn: Dailymail
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Video được xem nhiều nhất
Bình luận