Cá mập tự phá thai khi bị bắt
Nghiên cứu mới của Úc phát hiện ra các cá mập mẹ thường tìm cách "tự hủy" cá con trong bụng còn hơn phải sinh con trong tình trạng bị cầm tù.
- "Chất chơi" như hội con nhà giàu London: Tắm cùng cá mập, mặc sexy trên chuyên cơ hạng sang
- Sao khiêu dâm bị tố dàn dựng video cá mập cắn
- Ở biển chán quá, cá mập ăn thịt người lên bờ đi dạo mát
- Hãi hùng cá mập con biết thôn tính, diệt trừ nhau từ trong bụng mẹ
- Thót tim khoảnh khắc cá mập bơi sau lưng mà cô gái không hề hay biết
Nhiều người khi đánh bắt được cá mập đã chứng kiến chúng sinh con ngay khi mới vừa rời khỏi biển khơi. Tuy nhiên, hầu hết cá con đều bị sinh non và qua đời.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Biological Conservation vừa tìm ra lý do thực sự: chúng không hề sinh con, mà thực chất đang cố tự hủy hoại bào thai. Với những bào thai còn quá nhỏ, cá mẹ cũng tìm cách tự hủy chúng ngay trong cơ thể.
Một số loài trong họ cá mập, ví dụ như cá đuối có tỉ lệ tự phá thai rất cao khi mắc lưới - ảnh: THE GUARDIAN
Thông thường, luật pháp nhiều quốc gia yêu cầu người đánh bắt giải phóng cho các con non nhưng trong tình huống này, con non đã chết hoặc sớm chết khi ra đời, nên điều đó không còn ý nghĩa và sẽ ảnh hưởng rất xấu đến việc bảo tồn nhiều loài cá mập.
Theo nhà sinh vật học Kye Adams, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Wollongong (Úc), người đứng đầu nghiên cứu, tỉ lệ tự phá thai vào khoảng 24% nếu xét trên tất cả cá mập nhưng có một số loài có tỉ lệ cao hơn nhiều, ví dụ như cá đuối là 85%.
Và cho dù không chủ đích, tương tự con người, các cá mập mẹ khi rơi vào tình huống nguy hiểm cũng bị tác động bởi stress, khiến cơ thể sinh ra nhiều yếu tố bất lợi cho thai kỳ.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu khuyến cáo những người đánh cá rằng nếu bạn vô tình bắt được một con cá mập đang có thai, hãy giữ chúng trong môi trường nước. Như vậy, chúng có cơ hội sinh con an toàn.
Ở nhiều quốc gia, việc đánh bắt hàng loạt, bao gồm cả cá con đã hủy hoại môi trường biển, khiến nhiều loài dần trở nên khan hiếm. Vì vậy, nghiên cứu này được đánh giá cao trong việc ngăn chặn tác động xấu đến sự hồi phục tự nhiên của nguồn thủy sản trong khai thác.
Video được xem nhiều nhất