Bí ẩn vệt sáng kỳ lạ phía trên miệng núi lửa Agung ở Bali: NASA giải mã thành công

Kênh 14 - 30/11/2017, 17:39

Vệt sáng bí ẩn trong bức ảnh vệ tinh của NASA về núi lửa Agung ở Bali, Indonesia khiến nhiều người lo ngại. Chuyên gia giải thích hiện tượng lạ này thế nào?

Trước đó, vào ngày 28/11/2017, vệ tinh Modis của NASA đã phát hiện thấy vệt sáng bí ẩn, báo hiệu dấu hiệu nhiệt dị thường ở núi lửa Agung tại đảo Bali, Indonesia.

Mới đây, Roy Spencer, một cựu chuyên gia của NASA đã nhận định rằng những tia sáng bí ẩn phát ra trên ngọn núi lửa ở Bali (ảnh vệ tinh) có thể là do sự bùng nổ của ánh sáng khi phần cảm biến hồng ngoại 3,9 micron thu được qua vệ tinh theo dõi.

 - Ảnh 1.

Vệt sáng có thể là do phản ứng của phần cảm biến hồng ngoại trong thiết bị vệ tinh. Ảnh: Roy Spender

Tiến sĩ Spender cho biết: " Tôi đã kiểm tra khu vực khác với những dấu hiệu nhấp nháy tương tự và không thấy gì.  Tuy nhiên, sau khi xem lại hình ảnh ban đêm trong tuần qua, tôi đã nhận thấy biểu hiện tương tự trong giai đoạn đầu phun trào của núi lửa ".

Có vẻ như các vệt sáng đó chỉ là những "điểm nóng" trong phần cảm biến của hệ thống quan sát núi lửa bằng tia hồng ngoại.

 - Ảnh 2.

Đây cũng có thể là dấu hiệu nhiệt bị các đám mây che khuất. Ảnh: NASA

David Rothery, giáo sư về địa chất học tại Đại học Mở (Anh), cho biết: " Không có quá nhiều ngạc nhiên trước sự biến động hồng ngoại "huyền bí" trên những hình ảnh vệ tinh ".

Việc nhìn thấy những "điểm nóng" trên mặt đất còn phụ thuộc vào những khoảng trống trong các đám mây. Một số vệt sáng có thể là sét, hiện tượng thường xảy ra khi núi lửa phun trào tro bụi và tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể.

Núi lửa Agung ở đảo Bali, Indonesia vẫn không ngừng phun tro bụi dày đặc và các chuyên gia vẫn chưa dự báo được về thời điểm phun trào của ngọn núi này.

Việc núi lửa "thức giấc" ở Bali khiến khoảng 120.000 du khách bị kẹt lại và hơn 400 chuyến bay bị trì hoãn. Dù đã có một số chuyến bay hoạt động trở lại nhưng tình trạng trì hoãn các chuyến bay vẫn còn diễn ra vì điều kiện an toàn bay vẫn đáng lo ngại.

Chỉ mới phun trào tro bụi, nhưng núi lửa Agung đã khiến cho cảnh sắc vốn thơ mộng của hòn đảo Bali trở nên "dị thường", những con sông đen ngòm, các con đường đầy dòng bùn (lahar) phủ kín đáng sợ.

 - Ảnh 3.

Những dòng sông trở nên "dị thường" ở đảo Bali. Ảnh: Reuters

Tiến sĩ Rothery cho rằng, việc dừng chân ở khu vực cách núi lửa Agung 10 km vẫn vô cùng nguy hiểm bởi vì chúng ta vẫn chưa biết liệu ngọn núi khi phun trào có sức sức mạnh tàn phá khủng khiếp như thế nào.

Đặc biệt là khi đá và khí nóng phun ở tốc độ cao, tạo thành dòng chảy của những khoáng chất đổi màu (hay còn gọi là dòng pyroclastic) khi núi lửa phun trào dữ dội. Đây là thủ phạm cướp đi sinh mạng của nhiều người thay vì dung nham.

Do đó, các chuyên gia đã đưa ra cảnh báo người dân nên di tản ít nhất 10 km ra khỏi khu vực núi lửa hoạt động để đảm bảo an toàn và kịp thời chạy thoát thân khi những đợt phun trào mạnh xảy ra.

Trước lần "thức dậy" bất thường vào ngày 25/11/2017, núi lửa Agung từng phun trào lần cuối vào năm 1963 khiến hơn 1.100 người thiệt mạng và đã xóa sổ một số ngôi làng trên đảo Bali.

Theo Thời đại

Nguồn : Dailymail

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất