12 loài sinh vật "kỳ dị" mới được phát hiện dưới biển sâu

Kênh 14 - 16/09/2015, 08:14

Đây đều là những sinh vật vừa được các nhà sinh vật học thuộc Trung tâm nghiên cứu Đại dương và Khí quyển Mỹ tìm ra.

Trong khoảng từ tháng 7 đến cuối tháng 9, Trung tâm nghiên cứu Đại dương và Khí quyển Mỹ (NOAA) đã đưa tàu thám hiểm Okeanos Explorer đi khám phá các vùng đại dương sâu nhất thuộc phía Tây bờ biển Hawaii.
 
Theo kế hoạch, trong vòng 3 tháng các chuyên gia sẽ nghiên cứu vùng biển với diện tích 21.622 dặm vuông (khoảng 56000 km2).
 
Đây là vùng biển được bảo vệ nghiêm ngặt - là một phần của khu bảo tồn biển quốc gia Mỹ. Theo đó, các nhà khoa học thả một robot tự hành, có thể hoạt động ở độ sâu gần 5.000 mét dưới đáy biển. Và kết quả họ thu được là một loạt hình ảnh tuyệt đẹp của sinh vật biển, trong đó có những loài chưa từng thấy bao giờ. 
 
Theo trợ lý dự án Holly Bamford, đây là một trong những vùng nước có hệ sinh thái còn nguyên sơ nhất hành tinh. Dự án này nhằm mục đích thu thập các thông tin và dữ liệu để phục vụ nghiên cứu, đồng thời giúp các nhà khoa học hiểu thêm về hệ sinh thái, địa hình, tài nguyên khu vực. Từ đó, họ có thể đưa ra những giải pháp tốt hơn để bảo vệ khu vực này. 
 
Để thấy rõ hơn những bức hình do tàu Okeanos Explorer mang lại, mời các bạn đến với chùm ảnh dưới đây.
 

150915sv01-cdc1f

Bọt biển là sinh vật xốp dưới biển không đầu, không miệng, mắt, tai, xúc tu, cũng không có tim, dạ dày, thịt cơ, hệ thống thần kinh hay bất kỳ một giác quan nào. Nhưng bọt biển vẫn thuộc vào hệ động vật chủ yếu do cách ăn của chúng. 
 
Bọt biển tiêu thụ thức ăn là các loài vi khuẩn và sinh vật đơn bào bơi trong nước thông qua một cơ quan đóng vai trò như một bộ lọc.
 
 

150915sv02-cdc1f

Được tìm thấy ở độ sâu hơn 2.700m dưới biển, loài tôm hùm ngồi xổm khiến các chuyên gia ngỡ ngàng về vẻ ngoại hình kì dị và cách "ngồi" có 1-0-2. Do chân của nó cuộn tròn dưới ngực, giống như tư thế ngồi xổm nên loài tôm hùm này còn được đặt tên tôm hùm ngồi xổm (squat lobster).

 

150915sv03-cdc1f

Sinh vật dễ thương màu trắng đang bơi lượn này thực chất là chú sâu tơ. Sinh vật này dài khoảng 20cm và bị tóm dính bởi các chuyên gia ở khoảng 4.800m dưới đáy biển. 
 
 

150915sv05-cdc1f

Sao biển không phải là một loại cá mà là động vật có gai, có mối quan hệ đến loài nhím biển và loài “sand dollar” - một loài thủy sinh hình tròn dẹt giống đồng xu sống ở lớp cát dưới đáy biển.
 
 

150915sv06-cdc1f

Sinh vật trông như rắn này thực chất là một loài cá dưới biển sâu.

150915sv07-cdc1f

Nếu nhìn thật kỹ hẳn bạn mới nhận ra được những chú sao biển con bé xíu màu đỏ đang bám trụ trên chú sao biển giòn.
 
 

150915sv08-cdc1f

San hô Gorgonian là loài san hô biển có kích cỡ dài nhất từng được biết đến dưới biển sâu. Loài san hô này có thể phát triển lên đến 6m. San hô Gorgonian còn có khả năng vôi hóa và phát triển trong điều kiện nồng độ CO2 cao.

 

150915sv09-cdc1f

Cỏ chân ngỗng thực sự là một hệ sinh thái phong phú và đa dạng ẩn chứa dưới biển sâu thẳm. Không chỉ vậy, cỏ chân ngỗng còn là nơi trốn kẻ thù của những người bạn nhỏ dưới đại dương. 
 
 

150915sv10-cdc1f

Các chuyên gia sinh vật biển đã phát hiện ra loài mực này lần đầu tiên tại độ sâu gần 914m dưới đáy biển. Với thân hình nhỏ nhắn cùng lớp da có màu sắc ấn tượng, loài mực này hẳn sẽ khiến nhiều nhà sinh vật học thích thú khi nghiên cứu về chúng. 
 
 

150915sv12-cdc1f

Dù trông khá bắt mắt và nhỏ bé, nhưng loài sứa polyp (sứa hydroid) này thực chất là một kẻ săn mồi rất nguy hiểm. Chúng có chất độc cực mạnh,thường chích chết cá ngựa hoặc cá chiên (cá Babagirus) rồi ăn chúng.

 

150915sv13-cdc1f

Hình ảnh giun polychaete (giun nhiều tơ) cư ngụ trên thân của một chú hải qùy. Được biết, có tới hơn 10.000 loài giun polychaete tồn tại trong giới tự nhiên.

 

150915sv14-cdc1f

Hình ảnh một chú tôm chân dài (Nematocarcinus tenuisrostris) đứng trên bọt biển thủy tinh. Loài bọt biển rất cứng, do xương của chúng được tạo bởi silica.
 
Nguồn: TechInsider

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất