Xem mặt những loài thủy quái tồn tại từ thời cổ đại đến tận bây giờ

Kênh 14 - 07/09/2015, 10:23

Cùng xem những loài thủy quái trải qua hàng trăm triệu năm vẫn giữ nguyên vẹn ngoại hình và cấu tạo cơ thể như khi mới xuất hiện.

Theo các nhà sinh vật học, loài cá đầu tiên trên Trái đất xuất hiện từ hơn 500 triệu năm trước. Qua thời gian, các loài sinh vật đã có những bước tiến hóa phù hợp để tồn tại trong thế giới của chúng ta ngày hôm nay.

Tuy nhiên, có những loài thủy quái không hề thay đổi một chút nào về ngoại hình hay cấu tạo cơ thể so với tổ tiên của chúng từ hàng triệu năm về trước. Đó là những sinh vật nào? Hãy cùng điểm qua một số loài "hóa thạch sống" dưới biển sâu qua bài viết dưới đây. 

1. Cá đuối gai độc khổng lồ - 100 triệu năm

Cá đuối gai độc có một vẻ ngoài được đánh giá là... ẻo lả, nhu mì, gần giống hình tam giác. Tuy nhiên, ít ai tưởng tượng được rằng loài cá đuối này đã tồn tại từ hơn 100 triệu năm trước.
 

150906fish015-6dc96
Một con cá đuối mắc vào lưới ngư dân


Đúng như tên gọi, loài cá mang danh "hóa thạch sống" này mang độc tố rất nguy hiểm. Chất độc được giấu trong các gai phần đuôi, dài gấp gần 3 lần chiều dài thân mình nó. 

 

Các gai đuôi của chúng rất nhọn, được tạo bởi vasodentin - dạng sụn cứng và sắc, dễ dàng đâm xuyên da thịt. Và đặc biệt, chất độc của chúng có thể gây chết người.

150906fish02-b95a5


Một ví dụ điển hình cho thấy sức "công phá" của loài cá đuối gai độc, đó là cái chết của Steve Irwin – một nhà tự nhiên học nổi tiếng thế giới – vào năm 2006. Chỉ vài chục phút sau khi bị loài cá này đâm vào ngực, Steve đã ra đi ở tuổi 44, để lại niềm tiếc nuối cho toàn bộ giới khoa học trên toàn thế giới.

2. Cá mập yêu tinh - 125 triệu năm

Loài cá mập yêu tinh có lẽ đã quá nổi tiếng vì ngoại hình kì dị, xấu xí đáng sợ của nó, cùng khả năng săn mồi "bá chủ" ở tầng sâu tăm tối của đại dương. Nhưng bạn sẽ còn ngạc nhiên hơn nữa khi biết rằng loài cá mập này cũng thuộc dạng “bô lão” trong thế giới loài vật.

150906fish03-6dc96
Mẫu tiêu bản của cá mập yêu tinh


Cá mập yêu tinh sống ở độ sâu khoảng 200 mét, nơi ánh sáng hiếm khi chạm đến, thế nên chúng còn có tên gọi khác là “cá mập ma cà rồng”. 

 

Theo các nhà sinh vật học, loài cá mập này có lẽ là loài duy nhất còn sót lại của loài Mitsukuridae, sống từ khoảng 125 triệu năm trước.

150906fish02-6dc96
Lớp da nhợt nhạt "kinh dị" của cá mập yêu tinh


Đây có lẽ là loài khác biệt và kỳ dị nhất so với các loài cá mập khác bởi hình dáng xấu xí của nó. Cá mập yêu tinh có phần mõm kéo dài, khoằm xuống giống như một chiếc mỏ chim. 

 

Ngoài ra, chúng có cơ thể chủ yếu là màu xám nhợt nhạt pha lẫn màu hồng, cùng với bộ hàm có khả năng co duỗi ra ngoài để đớp con mồi. Hàm răng của chúng nhỏ, nhưng sắc  nhọn, như một cái bẫy sẵn sàng nghiền nát bất cứ con mồi xấu số nào.

150906fish016-12e02


Vì loài cá mập này sống ở gần đáy đại dương nên thức ăn của chúng chủ yếu là những động vật sống cùng tầng nước, bao gồm một số loại cá như cá rồng cùng một số loài giáp xác như cua và tôm

Theo ghi nhận của NOAA (tổ chức Đại dương và Khí quyển Quốc gia Hoa Kì), chỉ có khoảng 10 người trong thập kỉ này từng nhìn thấy cá mập yêu tinh, đủ thấy tần suất xuất hiện ít ỏi của loài cá mập "hóa thạch sống" này.

3. Cá mút đá - 200 triệu năm

Cá mút đá là một trong những loài vật lâu đời nhất trên thế giới. Theo đánh giá từ các nhà khoa học, chúng xuất hiện từ 200 triệu năm trước.

150906fish04-6dc96
Hàm răng "kinh dị" của cá mút đá


Loài cá này có một ngoại hình đủ để mang danh thủy quái. Chúng có một bộ hàm hình tròn, với những chiếc răng vàng nhọn kiểu gai xếp thành vòng xoáy ốc bao phủ toàn bộ vòm miệng. 

 

Khi tấn công con mồi, cá mút đá sẽ “dán” miệng của nó vào thân mình nạn nhân xấu số đó, cắm ngập toàn bộ hàm răng cho đến khi con vật đó bật máu.

150906fish05-6dc96
Cá mút đá được xem như "cao lương mỹ vị" tại một số quốc gia như Anh


Trải qua hàng triệu năm, cá mút đá vẫn giữ nguyên hình dạng như vậy, đồng thời được coi như một dạng cao lương mỹ vị chỉ dành cho vua chúa. 

 

Nữ hoàng Elizabeth của Anh từng thưởng thức bánh cá mút đá trong lễ kỷ niệm 50 năm trị vì vào năm 2012. Tuy nhiên vào lúc đó, cá mút đá được xem như tuyệt chủng tại đây kể từ thế kỷ XIX nên người ta phải nhập khẩu cá mút đá từ Bắc Mỹ để làm bánh cho bà.

4. Cua móng ngựa - 400 triệu năm

Trải qua hơn 400 triệu năm, cua móng ngựa gần như vẫn giữ nguyên những đặc điểm kích cỡ, hình dạng của nó.

150906fish012-6dc96
Cua móng ngựa - hay còn gọi là con sam


Loài cua cổ đại này còn có tên gọi là “nhị lang thần” bởi ba con mắt của nó, bao gồm hai mắt kép và một mắt trắng ở giữa. Ở Việt Nam, cua móng ngựa còn gọi là con sam.

150906fish014-6dc96

Mang hình hài nhỏ bé, nhưng loài cua này đã có "tuổi đời" lên tới 400 triệu năm


Cua móng ngựa sống ở vùng thềm bùn, thoạt nhìn qua, chúng giống như họ giáp xác nhưng trên thực tế, loài này có quan hệ gần gũi hơn với những động vật thuộc lớp nhện như là bọ cạp hay nhện.

5. Cá tay vây - 410 triệu năm

Loài cá tay vây đầu tiên xuất hiện trên Trái đất là từ khoảng 410 triệu năm về trước. Vì có "tuổi đời" lâu như vậy, các nhà khoa học từng nghĩ rằng cá tay vây đã tuyệt chủng cùng thời gian với khủng long, tức khoảng 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, sự xuất hiện của cá tay vây vào năm 1938 thực sự đã gây bất ngờ không hề nhỏ cho giới khoa học.

150906fish06-6dc96
Tiêu bản của cá vây tay


Cá tay vây có rất nhiều đặc điểm kì dị không thể tìm thấy ở bất cứ loài nào khác. Có thể lấy ví dụ như một bộ phận hình mỏ phía trên mũi có khả năng cảm nhận dòng điện, hay như một cơ quan bản lề trong hộp sọ. 

 

Bộ phận này cho phép phần phía trước của hộp sọ có thể mở ra, từ đó giúp chúng mở rộng diện tích khoang miệng rất đáng kể.

150906fish07-6dc96


Cơ thể cá tay vây có thể đạt đến chiều dài 1,8 mét với lớp vây bao phủ toàn thân cực kiên cố có vai trò như một lớp áo giáp. Một số giả thuyết cho rằng khủng long chính là do cá vây tay tiến hóa mà thành.

Nguồn: Io9, Wikipedia

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất