Vỡ đường ống nước: Bệnh viện ngừng mổ, bệnh nhân xin về
Do thiếu nước nghiêm trọng nhiều ca mổ tại BV Phụ sản Hà Nội đã phải ngừng lại, chỉ ưu tiên vào mổ cấp cứu. Trong khi đó tại BV 198 nhiều bệnh nhân đã xin ra viện sớm vì không có nước để sinh hoạt.
- Tranh vui: Bi hài thời mất nước, vợ chồng dẫn nhau vào nhà nghỉ
- Hà Nội: Bi hài cảnh phải tạm "di cư" về quê vì mất nước luân phiên kéo dài
- Lạ lùng người phụ nữ nổi thẳng đứng trên mặt nước
- Sư thầy chạy 120m trên mặt nước, phá kỷ lục thế giới
- Heineken Countdown Hà Nội lần đầu tiên diễn ra trên mặt nước
Ngày 29.9 đại diện Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (Đê La Thành, quận Ba Đình, Hà Nội) đã hết nước dự trữ do ảnh hưởng từ lần vỡ ống nước sông Đà thứ 15.
TS.BS Nguyễn Duy Ánh - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - cho biết trên báo Dân Việt, hiện công tác cấp cứu, khám chữa và điều trị của bệnh viện đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì thiếu nước sạch. Thậm chí, mất nước có thể ảnh hưởng đến tính mạng của sản phụ và người bệnh.
Ngày 29.9, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã hết nước dự trữ. Bệnh viện phải mua nước sạch từ xe stec và lắp đặt thêm máy bơm để đẩy nước trong đường ống (Ảnh: Dân Việt) |
“Ngày 29/9, nước dự trữ của bệnh viện đã hết. Chúng tôi phải dừng tất cả các ca mổ chủ động, chỉ ưu tiên vào mổ cấp cứu. Hàng chục ca mổ cấp cứu có nguy cơ nhiễm trùng cao vì thiếu nước kiểm soát nhiễm khuẩn (thiếu nước sử dụng trong khu kiểm soát nhiễm khuẩn, tất cả các ca mổ đòi hỏi dụng cụ y tế, quần áo, chăn ga đều phải hấp, sấy, giặt, đảm bảo vô trùng - PV). Nếu tiếp tục tình trạng thiếu nước sạch, bệnh viện có thể phải tạm dừng tiếp nhận các ca sinh đẻ, chuyển viện cho bệnh nhân”, bác sĩ Ánh nói.
Tương tự, Bệnh viện 198 - Bộ Công an cũng đang xảy ra tình trạng mất nước liên tiếp nhiều ngày. Đến chiều 28/9, nước sạch vẫn chưa được cấp lại cho Bệnh viện này, người nhà bệnh nhân phải đi xách từng can nước để sinh hoạt. Trong phòng bệnh cũng ngổn ngang hàng loạt bình dự trữ.
Chiều 27/9, bệnh viện 198 đã nhận hai xe bồn của công ty nước sạch Hà Nội. Trong ảnh, bác sĩ Huy Hiệu (khoa ngoại) dùng vải buộc vào nhau để lấy nước lên phòng sinh hoạt. (Ảnh: Zing.vn) |
Không chỉ người nhà bệnh nhân, nhiều bác sĩ, y tá Bệnh viện cũng phải dùng xô và can xuống tầng 1 lấy nước.
Trên Zing, Đại tá Lã Văn Hạnh – Trưởng phòng Hành chính quản trị cho biết, lượng nước được cấp không đáp ứng đủ công tác khám chữa bệnh và sinh hoạt trong bệnh viện.
"Trước đó, chúng tôi phải dùng bể nước 200 khối chuyên dành cho cứu hỏa để dùng, nhưng nay cũng đã cạn", ông kể. "Chúng tôi đã liên hệ với đơn vị cấp nước đề nghị hỗ trợ khẩn cấp và đã được đáp ứng nhưng rất nhỏ giọt”, đại tá cho biết thêm.
Người nhà bệnh nhân đi xin nước (Ảnh: Zing.vn) |
Có mặt tại bệnh viện, nhiều bệnh nhân điều trị tại bệnh viện phải xin về nhà nghỉ ngơi hoặc xin chuyển bệnh viện vì thiếu nước sạch.
Theo báo Phụ nữ Online, anh Tiến (BắcTừ Liêm, HN) có vợ đang điều trị ở phòng hậu phẫu cho hay: "Mặc dù chiều mai, vợ tôi mới được xuất viện nhưng tôi đã làm thủ tục ra viện cho vợ từ trưa nay. Về nhà nước sinh hoạt đầy đủ hơn".
Sáng 26/9, đường ống nước từ sông Đà về Hà Nội lại tiếp tục vỡ tại km26 + 350, huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội. Đây là lần thứ 15 đường ống nước sông Đà gặp sự cố gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của hơn 70.000 hộ dân Thủ đô Hà Nội. |
P.V (tổng hợp)
Video được xem nhiều nhất