Vì sao hệ thống báo động có thể kêu khi không có cháy?
Bạn có cho rằng, dường như hệ thống báo cháy gồm rất nhiều hệ thống tinh vi rất dễ "bị đánh lừa".
Xe cứu hỏa được điều đến hiện trường báo cháy.
Việc phát hiện ra tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các thiết bị hoặc bởi con người và hoạt động liên tục trong 24/24 giờ.
Quy trình hoạt động của hệ thống báo cháy là một quy trình khép kín: Thiết bị đầu vào nhận tín hiệu - truyền tín hiệu đến trung tâm báo cháy - thiết bị đầu ra phát tín hiệu báo động.
Khi có tín hiệu về sự cháy như nhiệt độ gia tăng đột ngột, có sự xuất hiện của khói hoặc các tia lửa điện - các thiết bị đầu vào như đầu báo, công tắc khẩn sẽ nhận tín hiệu và truyền thông tin của sự cố về trung tâm báo cháy.
Hoạt động tinh vi là thế nhưng hệ thống báo cháy dường như dễ dàng "bị đánh lừa", như trường hợp báo cháy giả ở Xa La mới đây, hay rất nhiều vụ việc tương tự xảy ra trong quá khứ.
Tất nhiên, mọi chuyện đều có nguyên nhân và nó đến từ chính các thiết bị đầu vào của hệ thống báo cháy.
Như đã nói ở trên, hệ thống đầu vào bao gồm đầu báo nhiệt. Tuy nhiên, tốc độ truyền nhiệt trong không khí rất chậm nên cho đến khi đầu báo nhiệt nhận được tín hiệu thì có khả năng đám cháy đã vượt quá tầm kiểm soát.
Do đó, nhằm tăng khả năng nhận biết đám cháy sớm, người ta gắn thêm đầu báo khói, làm việc rất nhạy bén. Khói truyền trong không khí với vận tốc có thể lên tới 122m/phút nên có thể sớm truyền tín hiệu về cho trung tâm báo cháy.
Nhưng cũng vì thế mà có nhiều trường hợp hệ thống báo cháy đã kêu rất... thảm thiết chỉ vì có người hút thuốc. Hoặc nếu như có ai đó vô tình gây ra một đám cháy nhỏ có khói và nhiệt (như đốt vàng mã), hệ thống báo cháy sẽ lập tức bị kích hoạt.
Bên cạnh đó, hệ thống đầu vào cũng có thiết bị báo động khẩn cấp bằng tay, để khi hệ thống gặp trục trặc, người ta vẫn có thể tự tay khởi động chuông báo cháy.
Tuy nhiên, một số cá nhân có thể lợi dụng điều này để tạo báo động giả nhằm trục lợi cho bản thân, hoặc đơn giản chỉ là họ muốn... nghịch ngợm.
Video được xem nhiều nhất