Thế giới đã có những phương pháp "vi diệu" nào để ngăn chặn virus Zika?
Virus Zika đã xuất hiện tại Việt Nam, và đây là một số phương pháp vô cung "vi diệu" giúp chúng ta chống lại chúng.
- Du khách Trung Quốc đổ xô đi xem triển lãm... bù nhìn rơm
- Li dị chồng, bỏ ra 200 triệu để... tự cưới mình vì lý do không phải ai cũng dám làm
- 8 bức ảnh về sự đáng sợ của thiên nhiên khiến bạn chẳng dám ra ngoài nữa
- Ngỡ ngàng vì sau một đêm 25 tấn cá trong hồ bị hố tử thần "ăn" mất
- Để không bị ung thư trực tràng hãy làm điều này mỗi ngày
Mới đây, Bộ Y tế đã chính thức công bố 2 trường hợp đầu tiên tại Việt Nam dương tính với virus Zika - loại virus được cho là gây nên chứng teo não ở trẻ sơ sinh khi ra đời.
Virus Zika lan truyền qua vật chủ trung gian là muỗi Aedes. Để biết được virus này nguy hiểm như thế nào, và một số phương pháp để phòng ngừa các bạn có thể xem tại ĐÂY.
Tuy nhiên bạn biết không, bên cạnh các phương pháp phòng ngừa truyền thống, thế giới đã nghĩ ra một số phương pháp khá hay ho và kỳ lạ để phòng tránh loại virus nguy hiểm này. Đó là gì?
1. Sử dụng lồng điện
Từ những năm 1911, con người đã nghĩ ra một phương pháp rất tuyệt diệu để tiêu diệt hàng loạt những loài côn trùng phiền nhiễu, đó là sử dụng điện.
Thuở ban đầu, chiếc lồng điện có thiết kế khá đơn giản: đèn điện bên trong, lưới điện bên ngoài - nhằm lợi dụng đặc tính thích ánh sáng của côn trùng. Sau này, người ta thậm chí còn đưa vào một loại sóng ánh sáng dành riêng cho muỗi, hoặc gắn bộ phận phát ra sóng siêu âm để thu hút loài côn trùng độc hại này.
Vì thế có thể nói, đây là một trong những phương pháp hiệu quả cao để tiêu diệt không chỉ muỗi, mà còn rất nhiều loài côn trùng khác nữa. Bạn có thể xem thêm video dưới đây để biết được độ "vi diệu" của thiết bị này".
2. Hoá chất DEET
DEET là tên viết tắt của hợp chất N,N – Diethyl – meta- toluamide hay còn gọi là Diethyltoluamide. Được phát triển từ năm 1944 bởi quân đội Mỹ, hoá chất DEET hiện được dùng phổ biến trong các sản phẩm chống/diệt côn trùng, muỗi...
DEET có khả năng ức chế hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine (loại emzim đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cơ bắp của côn trùng và động vật có vú) khiến cho acetylcholine tích tụ quá nhiều ở các khe khớp thần kinh, gây nên tê liệt thần kinh và tử vong do ngạt thở.
Ngoài ra, DEET cũng không được các chuyên gia khuyên sử dụng do nếu tiếp xúc với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc.
3. Dùng thiên địch của muỗi - cá bảy màu
Trong tình cảnh chưa có vaccine phong Zika, một nhóm các nhà nghiên cứu trẻ tại El Salvador đã thực hiện dự án nuôi một loài cá được cho là thiên địch của tất cả các loài muỗi: cá 7 màu.
Tại sao lại phải là cá 7 màu? Thực chất, rất nhiều loài cá ăn được ấu trùng muỗi, nhưng cá 7 màu đặc biệt ở khả năng sống rất dai, có thể sống cả trong những nguồn nước độc hại - môi trường hoàn hảo để muỗi sinh sôi.
Hãy xem video dưới đây để thấy được tiềm năng của dự án này nhé.
4. Thời trang chống muỗi
Mới đây, một hãng thời trang tại Brazil vừa cho ra mắt bộ sản phẩm thời trang được cho là có khả năng giúp các thai phụ xua đuổi muỗi. Bằng công nghệ nano, hãng thời trang này đã cấy những viên nén chứa tinh dầu sả vào trong trang phục của mình.
Tuy rằng dân gian Việt Nam vẫn cho rằng sả có chức năng xua đuổi muỗi, nhưng trên thực tế hiện vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào về việc bộ trang phục này có hiệu quả.
5. Và đây - phương pháp "1 đòn chết trăm" cực kỳ đơn giản có thể làm tại nhà của các bạn đây.
Chiếc bẫy bắt muỗi này hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản: Men nở hoặc muối nở (yeast hoặc baking soda) khi trộn với nước đường sẽ sản xuất ra khí CO2.
Do muỗi định vị đối tượng đốt bằng lượng khí CO2 mà người hay vật thở ra. Nên muỗi sẽ bị thu hút lại gần bẫy do lượng CO2 mà bẫy sản xuất ra, sau đó chúng bị kẹt trong bẫy và không bay ra được.
Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước.
- Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...
- Mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.
- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.
- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Nguồn: Discovery, CNN, Diply, Buzzfeed
Video được xem nhiều nhất