"Thâm cung bí sử" đằng sau căn biệt thự xa hoa của "Người phán xử"
Đằng sau vẻ lộng lẫy, bề thế, còn có nhiều câu chuyện thú vị chưa được tiết lộ xoay quanh căn biệt thự của "Người phán xử".
- ‘Người phán xử’ tập 22: Phan Hải sập bẫy, bị tra tấn đẫm máu
- Người phán xử: Lương Bổng giữa đêm bị mai phục, sống chết không rõ
- Khám phá biệt thự ven hồ của ông trùm Phan Quân trong "Người phán xử"
- ‘Người phán xử’ tập 21: Cảnh sát truy lùng, Phan Quân rời Phan Thị
- Bạn gái Quang Lê bị chỉ trích ăn mặc phản cảm trong "Người phán xử"
Bên cạnh yếu tố kịch bản, lời thoại, nhân vật… hình ảnh căn biệt thự ven hồ với thiết kế sang trọng, nơi gắn liền với cuộc sống của gia đình Phan Quân cũng là chi tiết hấp dẫn của bộ phim Người phán xử.
Xuất hiện xuyên suốt bộ phim, căn biệt thự đóng vai trò quan trọng trong phần lớn cảnh quay. Đặc biệt, nó góp phần lột tả sự giàu có, quyền uy và cả những bi kịch của gia đình ông trùm Phan Quân.
Đằng sau sự hào nhoáng, bề thế đó, còn nhiều chi tiết mà khán giả chưa thể thấy được qua màn ảnh nhỏ.
Bối cảnh từng được ê-kíp phim Đại gia chân đất sử dụng
Nằm ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội, căn biệt thự có diện tích khoảng trên 100m2 và gồm 2 tầng, 1 gác xép. Trong đó, chiếc ghế mà nhân vật Phan Quân (NSND Hoàng Dũng) hay ngồi được đặt ở phòng chính giữa của tầng 2 với xung quanh là kệ sách.
Khuôn viên căn biệt thự tạo cảm giác trang nhã với mặt sau giáp núi, mặt trước nhìn ra hồ.
Gia đình Phan Thị tạo cảm giác uy nghiêm, bề thế, quyền lực nhưng bối cảnh phim lại hoàn toàn trái ngược. Từ màu sơn bên ngoài tới mọi đồ nội thất bên trong đều màu trắng tạo cảm giác nhẹ nhãng, lãng mạn và đầy thơ mộng.
Quang cảnh địa điểm quay phim Người phán xử. |
Để có được những thước phim trong Người phán xử, đoàn làm phim đã phải thuê lại địa điểm quay trong khoảng một năm. Trước đó, vào năm 2015, người của đoàn phim đã tới đây để khảo sát bối cảnh, tuy nhiên, căn biệt thự lại được ê-kíp thực hiện phim hài Đại gia chân đất chiếu dịp Tết nguyên đán 2017 sử dụng trước.
Anh Vinh (48 tuổi) - "ông trùm" thực sự của căn biệt thự chia sẻ, mỗi lần quay phim, ê-kíp có khoảng 70 người. Dù đã làm hợp đồng thuê trong khoảng 1 năm nhưng không phải lúc nào đoàn phim cũng thực hiện cảnh quay tại đây. Khoảng thời gian quay tại ngôi nhà nếu gói gọn thì có lẽ chỉ trong khoảng 1 tháng.
Theo anh Vinh, mọi nội thất chính khi lên phim đều được giữ nguyên so với thiết kế ban đầu của căn biệt thự. Tuy nhiên, để tạo sự sinh động, tự nhiên, đoàn làm phim có sử dụng thêm một số đồ trang trí, đặc biệt là khung ảnh của các nhân vật.
Bối cảnh quen thuộc, gắn liền với những cuộc nói chuyện của Phan Quân và con trai Phan Hải. |
Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến chưa ưng ý với ngôi nhà trên phim
Căn biệt thự đẹp mắt đang gây chú ý trong Người phán xử được thiết kế vào năm 2008. Và điều thú vị mà không phải ai cũng biết, đó là kiến trúc sư thiết kế căn nhà chính là nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến, người được biết đến qua một số ca khúc như Bà tôi, Giọt sương bay lên, Phố thị…
Nói về căn nhà do mình thiết kế trở thành bối cảnh chính trong một bộ phim truyền hình đang được khán giả yêu mến, nhạc sĩ sinh năm 1974 thú thực ban đầu anh không hề nhận ra.
Sau khi theo dõi vài tập phim và nhận ra những chi tiết quen thuộc, Nguyễn Vĩnh Tiến mới liên hệ lại với người chủ thực sự để trò chuyện về ngôi nhà.
Từ các phòng đều có thể nhìn ra phía hồ tạo cảm giác lãng mạn, gần gũi thiên nhiên. |
"Ban đầu tôi không nhận ra đó là 'con của tôi'. Sau khi xem xong 3 tập, tôi mới thấy nghi ngờ và có linh cảm. Sau đó, càng xem tôi càng nhận ra đó chính là ngôi nhà do mình thiết kế.
Tuy nhiên, thời điểm đó, do đã mất số điện thoại của chủ đầu tư, nên tôi phải lên facebook hỏi bạn bè về địa điểm quay của bộ phim. Thật may mắn khi một người bạn của tôi lại quen được thợ lắp điều hòa của ngôi nhà, nhờ đó, tôi mới có thể kết nối lại với chủ đầu tư sau khoảng 10 năm mất liên lạc", Nguyễn Vĩnh Tiến tâm sự.
Được thiết kế theo kiến trúc Pháp, khung cảnh ngôi nhà rất lãng mạn, thơ mộng. Điều đó tưởng chừng không phù hợp với hình tượng ông trùm Phan Quân thâm trầm, quyền lực, đầy mưu mô.
Tuy nhiên, theo Nguyễn Vĩnh Tiến, bối cảnh này hoàn toàn phù hợp với nội dung phim cũng như hình tượng nhân vật, bởi theo anh "muốn có mưu mô thì phải ngồi chỗ thơ mộng".
Được khen ngợi về thiết kế nhưng Nguyễn Vĩnh Tiến chưa thực sự ưng ý với căn nhà. Lý do là bởi có sự hiểu lầm trong ý đồ thực hiện công trình giữa anh và chủ đầu tư, dẫn đến từ một bản thiết kế kiểu lai, căn biệt thự đã biến thành kiến trúc Pháp thực sự.
Tất cả các nội thất trong căn biệt thự đều có màu trắng. |
"Sau khi hoàn thành bản thiết kế, tôi đi Pháp và làm nghiên cứu sinh trong 6 năm, thời điểm đó, chủ đầu tư lại tiến hành xây dựng căn biệt thự. Trong quá trình làm, anh ấy không hiểu ý tôi muốn tạo ra "con lai" chứ không phải sản phẩm đặc chất Pháp. Do đó, tuy vẫn giữ đúng tỷ lệ, khung hình nhưng anh ấy lại mua thêm con sơn, khung sắt và rất nhiều đồ đạc kiểu Pháp gắn vào đó", tác giả Bà tôi tiếc nuối.
Để có được căn biệt thự đậm chất Pháp đầy lãng mạn, Nguyễn Vĩnh Tiến tâm sự cảm hứng để anh thiết kế chính là hòa nhập vào vạn vật. Đó cũng là cách để anh vừa hoàn thành được các bản thiết kế, vừa có thể thả hồn vào những "đứa con tinh thần của mình".
"Đồng Mô giống bất kỳ vùng đất nào tôi tới, tôi ao ước được chạm tay, rồi áp má vào cỏ cây, vách núi… để cảm nhận mọi thứ xung quanh và nắm được từng phần không gian ở đó.
Sau đó, tôi mới vận dụng những kiến thức học được để giải bài toán do chủ đầu tư đặt ra. Nếu như không hấp thu được yếu tố bản địa, thì mình sẽ không lột tả được những thứ riêng của từng khung cảnh, mảnh đất", vị nhạc sĩ kiêm kiến trúc sư cho biết.
Theo Lan Phương/Zing
Video được xem nhiều nhất
- • 5 cặp đôi được yêu thích nhất trên màn ảnh Hoa ngữ nửa đầu năm 2020
- • Sao nào cũng sở hữu ít nhất một bản 'photocopy' - món đặc sản chỉ có ở phim Hoa ngữ
- • Top 3 'chị đẹp' U40 có số đào hoa, được trai đẹp theo đuổi nhiều nhất trên màn ảnh Hàn nửa đầu năm 2020
- • Điểm chung của 3 'soái ca' nổi nhất màn ảnh Việt hiện nay: đẹp trai, giàu có, tài giỏi nhưng bị mẹ quản lý chặt đến 'ngộp thở'
- • Liệu có tồn tại 'lời nguyền Glee' khi nhiều thành viên của đoàn làm phim lần lượt qua đời?
- • Cục điện ảnh Trung Quốc: Phim ngôn tình không được quá ngọt, cấm yêu sớm, tình yêu đam mỹ phải chuyển sang... tình đồng chí, bạn bè