Sự thật về việc tiêm tinh trùng vào trứng gà để ra quái vật đang gây sốt
Một người đàn ông tiêm tinh trùng của mình vào trứng gà, để rồi sản phẩm là một sinh vật không ra người, cũng chẳng phải gà. Vậy sự thật là gì?
Mới đây, cư dân mạng trên thế giới đang xôn xao về một video "lạ", do một người đàn ông người Nga đăng tải. Video mô tả cảnh anh này tiêm... tinh trùng của chính mình vào trứng của một con gà.
Thí nghiệm nghe đã thấy phi lý này rốt cục lại cho ra kết quả rất bất ngờ. Sau khi ấp trong 10 ngày ở nhiệt độ thích hợp, quá trứng nở ra một sinh vật dị dạng, nửa giống gà, lại nửa giống người.
Để quan sát kỹ hơn thí nghiệm, hãy đến với video sau đây.
Vậy rốt cục sự thật là gì? Phải chăng tinh trùng của chúng ta có "giỏi" đến vậy, có thể phối với trứng của bất kỳ sinh vật nào?
Câu trả lời là không thể!
Trả lời ngắn gọn là vậy đó, vì cả động vật lẫn cây cối đều có cơ chế riêng để ngăn hiện tượng thụ tinh chéo loài xảy ra.
Đầu tiên, muốn sinh sản được, tinh trùng phải tiếp cận được trứng. Nhưng vấn đề là khi trứng rụng, nó sẽ được bao quanh bởi một lớp tế bào nang. Những tế bào này sẽ giải phóng tín hiệu hoá học, giúp định hướng cho tinh trùng. Nếu tín hiệu không đúng, tinh trùng không thể đến với trứng.
Nhưng đó là theo cách truyền thống, còn ở đây, quả trứng được bơm thẳng tinh trùng vào trong thì sao nhỉ?
Kết quả vẫn vậy thôi, vì ADN của 2 loài vốn khác nhau quá xa. Sự sai khác về ADN sẽ khiến quả trứng không thể phát triển và chết đi, thay vì hình thành phôi thai.
Vậy chuyện gì đã xảy ra?
Khi đã biết câu trả lời là không thể, thì rõ ràng video này là một trò lừa không hơn không kém. Theo một số ý kiến tin cậy hiện nay, người làm ra video lừa đảo này đã đục trước một cái lỗ, giấu vào đó một sinh vật dị dạng (có thể làm từ cao su), rồi dán băng keo y tế vào.
Băng keo y tế cũng có màu giống quả trứng, nên khi quay lên video rất khó bị phát hiện. Hơn nữa, nếu như việc kết hợp ADN của người và gà đơn giản như vậy, người này ắt phải đạt chục cái giải Nobel chứ không chỉ ngồi nhà làm Youtube nữa đúng không?
Nguồn: Discovery, Hoax Factor
Video được xem nhiều nhất