Phát hiện sinh vật lưỡng cư già nhất Trái Đất kêu như trẻ con khóc
Khi giẫm phải con vật “vừa nhớt vừa mềm” người đàn ông Trung Quốc không khỏi giật mình và khi phát hiện đây là động vật quý hiếm ông đã báo cơ quan chức năng.
Khi sinh vật già cỗi này ra đời, George IV mới lên ngôi và nước Anh còn đang bận rộn với chiến thắng Waterloo của họ.
Theo đó, con sa giông này được một ngư dân tìm thấy trong một hang động tại Tây Nam Trung Quốc.
Con sa giông khổng lồ này dài khoảng 140 cm và bị một ngư dân mang tên Wang Yong giẫm phải. Ông này mô tả nó “vừa nhớt vừa mềm”.
Wang Yong sau đó đã liên hệ với các chuyên gia về động vật hoang dã để họ đưa con sa giông về khu bảo tồn thiên nhiên sau khi phát hiện con vật này đang ốm.
Một đoạn video được giới truyền thông Trung Quốc đăng tải cho thấy, con "quái vật" lưỡng cư màu nâu cực hiếm gặp này đã được chuyển tới một cơ sở nghiên cứu địa phương và đang được các chuyên gia động vật hoang dã kiểm tra đánh giá.
Hội Động vật học London (Anh) xếp sa giông khổng lồ vào loài "đang bị đe dọa nghiêm trọng". Chúng là những động vật lưỡng cư lớn nhất trên thế giới, có thể phát triển tới chiều dài hơn 1,8 mét. Loài động vật này sở hữu một chiếc đầu to và dẹt cùng một cái mõm cụt ngủn.
Con sa giông khổng lồ này dài khoảng 140 cm và bị một ngư dân mang tên Wang Yong dẫm phải. Ông này mô tả nó “vừa nhớt vừa mềm”. |
Sa giông khổng lồ được cho là xuất hiện trên Trái đất từ cách đây hơn 170 triệu năm. Chúng cũng là một trong những loài sinh vật cổ nhất trên hành tinh, từng sống cùng thời với nhiều loài khủng long.
Ở Trung Quốc, sa giông khổng lồ còn được gọi là "cá sơ sinh" vì tiếng kêu khi gặp nạn giống tiếng khóc của trẻ em. Chúng thường sống ở các hang dưới nước, trong những khe đá lớn. Khi con cái đẻ trứng, con đực sẽ đảm nhiệm việc bảo vệ và chăm sóc trứng cho tới khi trứng nở một tháng sau đó.
Loài sinh vật này thường ăn côn trùng, cá, ếch và thường có tuổi thọ trên 50 năm. Nó được xem là loài động vật quý hiếm, cần được bảo tồn.
Trong vòng 30 năm trở lại đây, số lượng loài sa giông khổng lồ bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu do việc bắt giết để ăn thịt của con người.
Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sa giông khổng lồ được coi là một món "sơn hào, hải vị" khan hiếm cũng như là nguồn dược liệu quý cho y học dân tộc cổ truyền.
Da của sa giông từ lâu cũng được nhiều người sử dụng trong công cuộc chống lão hóa cho con người, mặc dù hiện không có bằng chứng khoa học nào xác thực điều đó.
Dù sa giông hiện là một loài động vật được bảo vệ ở Trung Quốc, nhưng chúng vẫn trở thành mục tiêu lùng bắt của những kẻ hám lợi. Do sa giông di chuyển chậm nên những kẻ săn bắt trộm không gặp mấy khó khăn trong việc tóm bắt và giết hại sa giông trong tổ của chúng.
Năm ngoái, người dân Nhật Bản cũng phát hiện một con sa giông khổng lồ. Con sa giông này có chiều dài lên tới 1.05m được phát hiện đi lạc trên bờ biển Nhật Bản. Bức ảnh được chụp lại và đăng tải trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Người ta vốn chỉ biết đến những loài sa giông có kích thước trung bình từ 10 – 20cm nên sự xuất hiện của con kỳ giông khổng lồ này trên bờ sông Kamogama, thành phố Kyoto, Nhật Bản đã không khỏi thu hút sự hiếu kỳ của cư dân sinh sống nơi đây.
Trọng Thắng (Theo DailyMail)
Video được xem nhiều nhất