Phát hiện bức tranh 5.000 năm tuổi cực kỳ lạ ở sa mạc Sahara
Các nhà nghiên cứu Italia đã phát hiện ra một bức tranh hang đá bản địa cổ xưa nhất tại sa mạc Sahara.
Bức tranh được cho rằng đã 5.000 năm tuổi, vẽ một ngôi sao phương đông, một cặp vợ chồng, một đứa trẻ sơ sinh và hai con vật.
Bức tranh được vẽ bằng sơn màu nâu đỏ trên trần một hang nhỏ tại sa mạc Sahara, Ai Cập.
Các nhà nghiên cứu Italia đã phát hiện ra bức tranh khi đi thám hiểm đoạn giữa thung lũng Nile và cao nguyên Gilf Kebir.
Nhà địa chất Marco Morelli - giám đốc Bảo tàng Khoa học ở Prato, gần Florence, Italia, nói rằng:
'Bức tranh gợi lên cuộc sống bản địa và mang tính chất tôn giáo cách đây hơn 3.000 năm'.
Bức tranh trong hang đá được cho rằng đã 5.000 năm tuổi
Nhóm nghiên cứu của ông Marco Morelli phát hiện ra bức tranh từ năm 2015 nhưng đến nay mới tiết lộ.
Vì bức tranh vẽ rời rạc nên nhìn người phụ nữ như bị mất đầu. Đứa bé nằm giữa bố mẹ như bao bức tranh mô tả gia đình khác.
Điểm đặc biệt của bức tranh là đứa bé không nằm bên dưới mà nhô lên trên cao hơn bố mẹ.
Theo ông Marco Morelli thì đứa bé được người xưa vẽ cao hơn bởi quan niệm trẻ sinh ra như con người từ trên trời xuống.
Đứa bé được vẽ ở vị trí vẽ cao hơn nghĩa là người phụ nữ đang thai hoặc đứa bé mới chào đời.
Hình ảnh mang tính đặc trưng nữa là hai con vật. Cả hai con vật đều được đặt trong vòng tròn, Con sư tử không đầu được đặt cao hơn là quái vật trong thần thoại, thường thấy trong một số bức họa hang đá trong khu vực này.
Bên dưới là con khỉ đầu chó hoặc con khỉ hình người. Người phương đông trong thời kỳ Đồ đá mới thường vẽ ngôi sao mọc hướng Đông.
Các nhà nghiên cứu Italia gọi hang động chưa bức tranh này là 'Hang động Bố mẹ'.
Nguồn: Seeker
Video được xem nhiều nhất