Những tập tục hôn nhân "kinh hoàng" trên Trái Đất
Kết hôn với người chết hay chế độ quần hôn là những phong tục kỳ lạ "gây sốc".
Hôn nhân một vợ nhiều chồng
Đối trọng với hôn nhân đa thê (nhiều vợ) là hôn nhân đa phu (nhiều chồng). Ở đó, một người phụ nữ được phép kết hôn cùng lúc với nhiều người đàn ông.
Một phụ nữ được phép có nhiều chồng cùng một lúc (Ảnh minh họa)
Hình thức này trong lịch sử loài người cũng khá hiếm nhưng thế giới hiện đại ngày nay vẫn tồn tại ở một vài ngôi làng hẻo lánh thuộc cao nguyên Tây Tạng, Trung Quốc.
Hình thức hôn nhân này theo tín ngưỡng địa phương nhằm duy trì tài sản của gia đình, hạn chế canh tác đất đai và tỉ lệ sinh con cao hơn, cũng là một hình thức kế hoạch hóa gia đình.
Một gia đình đa phu ở Tây Tạng, Trung Quốc.
Theo đó, một nhóm thanh niên cùng kết hôn với một người phụ nữ cùng trang lứa. Họ sống chung và lao động cùng nhau. Những đứa trẻ được sinh ra sẽ chỉ gọi cha đối với người chồng lớn tuổi nhất, những người còn lại chỉ được gọi là "chú".
Xa xưa, hôn nhân đa phu cũng xuất hiện ở vùng Bắc Cực và Amazon, nhằm liên kết các thế hệ để chống chọi với sự khắc nghiệt của môi trường cũng như sự thiếu hụt phụ nữ.
Phụ nữ Ấn Độ cũng được hưởng đặc quyền từ tập tục đa phu.
Những đứa trẻ có nhiều cha sẽ có khả năng sống sót cao hơn. Ngoài ra, dạng hôn nhân này có thể giúp giải quyết vấn đề mất cân bằng giới ở những quốc gia chênh lệch giới tính như Ấn Độ và Trung Quốc.
Hôn nhân giữa anh em chồng và chị em vợ
Đây là hình thức hôn nhân chỉ áp dụng trong một gia đình giữa nhiều thành viên với nhau. Đó là hôn nhân "nối dây" gồm hôn nhân anh em chồng (levirate): anh em trai, chú cháu lấy vợ của nhau khi người kia qua đời; và hôn nhân chị em vợ (soronate) người vợ có quyền và nghĩa vụ phải lấy anh em chồng khi chồng qua đời.
Khi người anh trai, hoặc người chú, bác qua đời, người em trai/cháu có nhiệm vụ lấy vợ của anh/chú/bác.
Hôn nhân anh em chồng xuất hiện trong cộng đồng người ở châu Mỹ, Phi, Ấn Độ, Australia và cả tộc người Pa Cô, Vân Kiều ở Quảng Trị của Việt Nam.
Trong khi hôn nhân chị em vợ thường xuất hiện ở những bộ tộc bản địa vùng Bắc Mỹ và Ấn Độ.
Hôn nhân chị em vợ (soronate) người vợ có quyền và nghĩa vụ phải lấy anh em chồng khi chồng qua đời.
Giới nghiên cứu dân tộc học quốc tế xem đây là kiểu hôn nhân nguyên thủy của xã hội loài người. Cũng có ý kiến gọi đây là một kiểu quần hôn nguyên thủy hay hôn nhân theo nhóm.
Hôn nhân tạm thời - Nikah mut'ah
Đây là hình thức hôn nhân cổ xưa phổ biến trong thế giới Hồi giáo. Hôn nhân tạm thời có tên Nikah Mut'ah, là dạng hợp đồng tạm thời giữa một người đàn ông với một phụ nữ được cố định trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Hôn nhân tạm thời phổ biến trong thế giới Hồi giáo.
Theo truyền thống nghiêm ngặt, một người đàn ông chỉ được phép kết hôn với phụ nữ Hồi giáo, Thiên chúa giáo hoặc người Do Thái. Trong khi hôn nhân tạm thời cho phép họ được theo đuổi một phụ nữ Hồi giáo.
Nếu người đàn ông đã có vợ, anh ta phải được đối tượng kết hôn đồng ý trước khi đi đến thỏa thuận. Nếu muốn lấy một cô vợ là nô lệ thì anh ta phải xin phép chủ nô của cô gái. Hai điều kiện bắt buộc của hôn nhân tạm thời là thời gian nhất định và của hồi môn.
Nikah Mut'ah được người Hồi dòng Shia chấp thuận và bị cấm với người Sunni, dù trong kinh Quran của đạo Hồi nguyên thủy cấm quan hệ tình dục với người khác, ngoài vợ hợp pháp và nô lệ của họ.
Hôn nhân Nikah Mut'ah được người Hồi ở Anh duy trì.
Hình thức này ngày nay còn tồn tại ở Iran dưới vỏ bọc của thế giới mại dâm, dẫn đến sự phản ứng dữ dội trong công chúng. Ở Anh, hôn nhân Nikah Mut'ah vẫn được các cặp trẻ người Hồi giáo chấp thuận theo điều luật Sharia.
Minh hôn - Hôn nhân với ma quỷ
Nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận cho phép kết hôn với người đã chết hoặc giữa hai người chết với nhau. Xa xưa ở Trung Quốc, một vị quan qua đời phải được chôn cùng một phụ nữ để ông không bị cô đơn khi sang thế giới bên kia.
Hai người chết kết hôn với nhau.
Ngày nay tập tục minh hôn vẫn được áp dụng, theo đó những kẻ trộm mộ thường lấy xác những cô gái trẻ phục vụ minh hôn. Những xác cô gái trẻ mới chôn có giá dao động từ 16.000 - 20.000 NDT (2.600 - 3.300 USD).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến minh hôn, trong đó có phong tục cho rằng, em trai phải kết hôn sau anh trai. Nếu người anh qua đời, buộc phải tổ chức minh hôn để tránh cho người em bị đen, vong hồn người anh không quở trách em vì chưa kịp lấy vợ đã qua đời.
Cộng đồng người Hoa ở Singapore khá quen thuộc với hình thức cho hai người qua đời kết hôn với nhau. Đôi khi đám tang và hôn lễ được tổ chức chung một ngày. Thậm chí xuất hiện môi giới minh hôn.
Người sống kết hôn với người đã khuất.
Minh hôn cũng tồn tại trong xã hội người Nuer và Auot ở nam Sudan thuộc châu Phi. Nếu một người đàn ông chưa vợ qua đời, buộc vợ của người anh/em người quá cố phải thực hiện minh hôn. Đứa trẻ của người phụ nữ này cũng được coi là con của người chết. Trong khi đó, văn minh Hy Lạp cổ có hình thức epikleros tương tự với minh hôn.
Quần hôn
Thế kỷ 19, John Humphrey Noyes thiết lập cộng đồng không tưởng ở Thượng New York với tên gọi Xã hội Oneida. Nơi đây, mọi người đàn ông được quyền bình đẳng kết hôn với tất cả phụ nữ của cộng đồng. Hình thức một vợ một chồng và ghen tuông được coi là tội lỗi và bị trừng phạt.
Xã hội Oneida cho phép một người đàn ông kết hôn với mọi phụ nữ sống cùng.
Xã hội Oneida giảm tỉ lệ sinh và làm thỏa mãn phụ nữ bằng cách thực hành "tiết dục nam" hoặc quan hệ tình dục không xuất tinh.
Ngoài ra, Noyes cho phép phụ nữ được phép từ chối hoặc chấp nhận có hay không quan hệ tình dục với bất kỳ người đàn ông nào. Qua đó nâng cao sự bình đẳng cho nữ giới.
Tuy nhiên loại hình xã hội này có nhược điểm là tuyên truyền tình dục quá mạnh, kéo giới trẻ vào sức mạnh thần thánh của tình dục.
Mộ hình xã hội Oneida thế kỷ 19.
Noyes bị cáo buộc cho những bé gái 12 - 13 tuổi gia nhập, trong đó liên quan đến quan hệ tình dục vị thành niên. Hình thức quần hôn của xã hội trên tồn tại qua ba thập niên và tàn lụi với sự bất mãn ngày càng gia tăng.
Hình ảnh về xã hội Oneida và chế độ quần hôn.
Video được xem nhiều nhất