Những phát hiện khảo cổ khiến các nhà khoa học đau đầu vẫn không lý giải được sự tồn tại của nó
Từ loài chim biến mất đột ngột đến những khối cầu bằng đá hoàn hảo, vẫn còn tồn tại nhiều bí ẩn xung quanh chúng mà giới khoa học vẫn đang "vò đầu bứt tai" đi tìm lời giải đáp.
1. Giống chim Moa
Chim Moa là giống chim không biết bay từng cư trú đông đúc ở New Zealand nhưng bị tuyệt chủng một cách đột ngột vào khoảng năm 1500. Sự “biến mất” của chúng trùng với thời điểm người Maori đặt chân đến quần đảo này sinh sống. Có giả thuyết cho rằng chúng đã bị tiêu diệt vì sự săn bắn bừa bãi của con người.
Trong một chuyến thám hiểm ở núi Owen, New Zealand vào cuối thế kỉ 20, các nhà khoa học đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra một bàn chân chim Moa cỡ lớn còn đủ móng vuốt được bảo quản trong tình trạng gần như nguyên vẹn một cách bí ẩn dù sau hàng trăm thế kỉ.
2. Tàn tích Saksaywaman, Peru
Saksaywaman là một tổ hợp đền chùa cổ độc đáo ở Peru vì người ta không hề sử dụng một chút vữa trát nào để xây dựng công trình bằng đá hoành tráng này. Ở nhiều chỗ đá xếp vào nhau khít đến nỗi không thể nhét vừa dù chỉ một tờ giấy vào giữa hai phiến đá. Bên cạnh đó, từng tảng đá tại Saksaywaman đều có bề mặt nhẵn mịn và gọt tròn ở góc. Nó được xây dựng như thế nào? Đó là câu hỏi mà chưa có ai giải thích nổi.
3. Cổng Mặt Trời, Bolivia
Cổng Mặt Trời có thể tìm thấy tại Tiwanaku, một thành phố cổ đại và bí ẩn ở Bolivia. Nhiều nhà khảo cổ học tin rằng Cổng Mặt Trời từng là trung tâm một đế chế hùng mạnh trong suốt thiên nhiên kỉ đầu tiên sau Công nguyên.
Có nhiều hình thù và chữ cổ khắc trên Cổng Mặt Trời nhưng không ai biết chúng có ý nghĩa gì. Có giả thuyết, chúng đóng vai trò quan trọng về mặt thiên văn học và chiêm tinh học.
4. Hang Long Du, Trung Quốc
Hang Long Du là một công trình đồ sộ đòi hỏi công sức của hàng ngàn người.
Những hang động nằm ở huyện Long Du, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, được tạo ra hoàn toàn bằng tay người đục đẽo từ đá cát kết dưới lòng đất. Được tìm ra vào năm 1992, tính đến nay có khoảng 24 hang động tất cả.
Chắc chắn, việc tạo ra hang Long Du là một thử thách khó khăn cần đến sự tham gia của hàng ngàn người. Thế nhưng, chưa hề có một tài liệu sử sách nào nhắc đến sự ra đời của hang Long Du hay phương thức người xưa đã xây dựng nó.
5. Cột đá Obelisk dở dang tại Ai Cập
Obelisk, tạm dịch là bút tháp hay bút đá tháp, là một chữ Ai Cập đồng nghĩa với "bảo vệ" hay "che chở, chống đỡ". Obelisk có hình dạng như ngọn giáo, ngọn chĩa đâm thủng. Theo giải thích, cây bút tháp bằng đá có chức năng làm chọc thủng mây và phân tán lực âm luôn luôn đe dọa tích tụ lại dưới dạng bão tố nhìn thấy hay không nhìn thấy được.
Cột đá obelisk dưới đây nằm tại phía bắc khu mỏ đá ở Aswan, Ai Cập, được khắc trực tiếp lên lớp đá tự nhiên vào khoảng thế kỉ 15 - 16 trước Công nguyên. Nó được công nhận là cột obelisk lớn nhất từng được phát hiện, có thể cao đến 42 mét và nặng gần 1.200 tấn nếu được hoàn thành. Không may, trong lúc thi công, người ta đã làm nứt nó và vì vậy nó bị bỏ lại nguyên trạng từ đó đến nay.
6. Thành phố dưới đáy biển ở Yonaguni, Nhật Bản
Tổ hợp kiến trúc cổ đại này được phát hiện một cách tình cờ bởi nhà hướng dẫn bơi lặn có tên Kihachiro Aratake vào năm 1987. Thành phố dưới nước còn ẩn chứa nhiều bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học. Những tảng đá được chạm khắc mà tạo nên thành phố thì có niên đại khoảng 10.000 năm trước – rất lâu trước khi những kim tự tháp Ai Cập được xây dựng.
Các nhà khảo cổ học tin rằng trong thời nguyên thủy, con người vẫn trú ngụ trong hang động và kiếm ăn bằng rễ cây thay vì săn bắt, vì thế không thể nào xây dựng cả một thành phố từ đá như thế này được.
Mohenjo-daro là một địa điểm khảo cổ nằm ở tỉnh Sindh, Pakistan. Được xây vào khoảng năm 2500 trước Công nguyên, đây là một trong số những tàn tích lớn của nền Văn minh lưu vực sông Ấn. Vào năm 1922, nhà khảo cổ người Ấn Độ R. D. Banerji đã khám phá ra nơi này.
Lí do vì sao thành phố này lụi tàn thực sự đã làm bối rối các nhà chuyên gia. Điều gì đã xảy đến với thành phố và với người dân nơi đây? Rất nhiều cuộc khai quật đã được tiến hành nhưng đến nay vẫn chưa có một lời giải thích nào thỏa đáng.
8. L’ Anse aux Meadows, Canada
Đây là một địa điểm khảo cổ nằm tại mũi phía bắc của đảo Newfoundland thuộc tỉnh Newfoundland và Labrador, Canada. Được phát hiện vào năm 1960, nó là địa danh nổi tiếng nhất của những người Norse hoặc Viking đã từng định cư tại Bắc Mỹ bên ngoài Greenland khoảng 1000 năm trước đây. Sự tồn tại của nó là minh chứng cho thấy những người đi biển xứ Scandinavi đã đặt chân đến Bắc Mỹ rất lâu từ trước khi nhà thám hiểm Christopher Columbus ra đời.
Hiện nay cái tên “L’ Anse aux Meadows” của địa danh này có nguồn gốc ra sao thì chưa ai rõ. Nó được ghi nhận lần đầu tiên dưới tên “Anse à la Médée” (Vịnh của Médée) trên hải đồ của Pháp thực hiện vào năm 1862, có thể là theo tên người phụ nữ trong thần thoại Hy Lạp là Medea.
9. Đường hầm Thời kì Đồ đá
Đây là một hệ thống đường hầm ngầm rất lớn trải dài khắp Châu Âu từ Scotland đến Thổ Nhĩ Kỳ, nó là minh chứng hùng hồn rằng con người Thời kì Đồ đá không chỉ biết có mỗi săn bắn hay hái lượm.
10. Những khối cầu bằng đá khổng lồ ở Costa Rica
Hơn 300 khối cầu bằng đá tại Costa Rica là một công trình độc đáo không chỉ vì hình dạng cầu hoàn hảo của chúng mà còn bởi nguồn gốc bí ẩn mà chưa có ai khám phá ra. Chúng được phát hiện vào những năm 1930 bởi các nhân công đi khai khẩn rừng núi để trồng chuối. Truyền thuyết nói rằng những khối cầu này có chứa vàng, nhưng thực sự là chẳng có gì bên trong chúng cả.
Video được xem nhiều nhất