Những lời nguyền xác ướp kinh hoàng nhất
Có vô số tiểu thuyết, phim khai thác đề tài về những lời nguyền của xác ướp và cũng đã không ít người gặp phải tai họa.
Có vô số tiểu thuyết, phim khai thác đề tài về những lời nguyền của xác ướp và cũng đã không ít người gặp phải tai họa vì có hành động được cho là đánh thức xác ướp đang ngủ yên sâu dưới lòng đất.
Lời nguyền của Pharaoh Tutankhamun
Theo truyền thuyết, những ai đánh thức giấc ngủ dài của Pharaoh Tutankhamun sẽ phải hứng chịu lời nguyền của Ngài: “Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim”.
Vào ngày 4/11/1929, nhóm khai quật của nhà khảo cổ học Howard Carter đã phát hiện ra ngôi mộ của vua Tutankhamun. Một mặt, đây là sự kiện mang tính đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học, mặt khác lại là khởi nguồn cho những cái chết liên quan đến lời nguyền này.
Ngày khai quật lăng mộ Pharaoh Tutankhamun có ý nghĩa quan trọng đối với ngành khảo cổ
Đúng ngày tìm thấy khu lăng mộ, Howard trở về nhà và hết sức kinh ngạc khi con chim hoàng yến yêu quý của ông đã bị rắn hổ mang ăn thịt. Điều trùng hợp là với người Ai Cập, rắn hổ mang được coi là biểu tượng của người canh giữ lăng mộ.
Không phải đợi lâu, “Lời nguyền Pharaoh” đã bắt đầu ứng nghiệm với Carnavon – nhà tài trợ cho chuyến khai quật hầm mộ. Ông qua đời chỉ vì một vết muỗi cắn lây bệnh truyền nhiễm. Hai ngày sau đó, xác ướp vua Tutankhamun được kiểm tra và phát hiện trên mặt cũng có một vết đỏ tương tự vết muỗi cắn của Carnavon.
Howard Carter và trợ lý đang nghiên cứu xác ướp của vua Tutankhamun
Chỉ trong một thời gian ngắn, cả nhà khảo cổ Arthur Mace thuộc nhóm nghiên cứu, George Gould – bạn của Carnavon và bác sĩ của ông cũng đều qua đời mà không rõ nguyên nhân như thế nào. Dù các nhà khoa học cho rằng chuỗi cái chết của những nạn nhân trên đều do một loại vi khuẩn lâu năm trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ gây nên, nhưng đến nay người ta vẫn lo sợ sự bí ẩn về lời nguyền của đấng Pharaoh tối cao.
Lời nguyền xác ướp “Người băng Otzi”
Xác ướp “Người băng Otzi” với hơn 5.300 tuổi được cặp vợ chồng người Đức Helmut và Erika Simon phát hiện trên dãy núi Alps ở vùng biên giới của Áo và Ý vào năm 1911. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm hiểu đươc thân thế, cuộc đời cũng như lý do nào dẫn đến cái chết của xác ướp này.
Lời nguyền “Người băng Otzi” và 7 cái chết bất ngờ của những người có liên quan
Không chỉ được xem là xác ướp bảo quản tự nhiên lâu nhất châu Âu, “Người băng Otzi” còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng với những ai có liên quan đến quá trình tìm thấy và nghiên cứu nó.
Khởi đầu là cái chết của tiến sỹ Rainer Henn – thành viên của đội nghiên cứu xác ướp. Vào năm 1992, ông đã tử nạn trên đường đến dự buổi hội thảo về “Người băng Otzi” do xe của ông đâm vào một chiếc xe khác. Người đưa Henn đến tham qua nơi tìm ra xác ướp, nhà leo núi Kurt Fritz cũng bị vùi chết trong tuyết.
Nạn nhân xấu số tiếp theo là nhà làm phim Rainer Hoelzl, người đã công bố cho cả thế giới biết về sự tồn tại của xác ướp. Ông bị nhiễm một căn lạ khiến toàn thân đau đớn quằn quại suốt nhiều tháng và qua đời sau khi bộ phim tài liệu về “Người băng Otzi” được công chiếu.
Chưa ai có thể lý giải được lời nguyền chết chóc này
Helmut Simon, người tìm ra xác ướp cũng không thoát khỏi lời nguyền. Ông bị một cơn bão tuyết chôn vùi ngay sau khi nhận được tiền thưởng do phát hiện ra “Người băng Otzi”.
Người tìm ra thi thể của ông cũng đột ngột qua đời vài giờ sau tang lễ của Helmut. Hai cái tên cuối cùng mà lời nguyền ứng nghiệm là chuyên gia về xác ướp Konrad Spindler và tiến sĩ Tom Loy – người phân tích mẫu máu trên quần áo và vũ khí cạnh “Người băng Otzi”.
Sau những cái chết đột ngột, dù những người lạc quan nhất cũng khó mà "lờ đi" sự tồn tại của lời nguyền bí ẩn xung quanh “Người băng Otzi”.
Xác ướp công chúa Altai
Phần thi thể còn lại của công chúa Altai từng được bảo quản tự nhiên dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở một cao nguyên thuộc Tây Nam Siberia suốt hơn 2.500 năm. Cho tới khi nhà khoa học Natalia Polosmak phát hiện và khai quật vào năm 1993, xác ướp đã được đưa về bảo tàng và trở thành “một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của thế kỷ 20”.
Hàng loạt thiên tai xảy ra dưới sự phẫn nỗ của công chúa Altai
Tuy nhiên, việc di dời xác ướp của công chúa Altai đã khiến những cư dân ở địa phương lo ngại và giận dữ. Đối với họ, sự hiện diện của xác ướp dưới hầm mộ sẽ giúp ngăn chặn lối vào âm ty, sự dịch chuyển sẽ dẫn tới hàng loạt thảm họa tự nhiên. Và những sự việc diễn ra sau đó đã khiến cả thế giới phải khiếp sợ.
Các nhà chức trách sẽ sớm đưa xác ướp công chúa trở về nơi an táng ban đầu
Đây được cho là nguyên nhân dẫn đến trận động đất 5,3 độ Richter vào ngày 31/7/2012, trận địa chấn lớn nhất trong lịch sử Altai với cường độ 6,6 độ Richter xảy ra vào ngày 27/9/2003, hay những trận lũ lụt liên miên trong suốt thời gian qua. Trước sư kêu gọi của người dân, các nhà chức trách đã quyết định đưa xác ướp trở về nơi an táng ban đầu để “ngăn cơn thịnh nộ của công chúa quá cố”.
Video được xem nhiều nhất