Những hiện tượng khoa học thú vị khiến bạn không thể rời mắt

Afamily - 09/07/2016, 16:36

Những biến đổi kỳ lạ này khiến bạn không còn cảm thấy khoa học khô khan và chán ngắt, thay vào đó là cảm giác thích thú và mê hoặc.

1. Dung dịch phát quang fluorescein
 
Đây là hình ảnh dung dịch fluorescein phát ra ánh sáng màu xanh lục khi được chiếu một đèn led tử ngoại, hiện tượng này là hiện tượng quang - phát quang. Fluorescein là một hợp chất hữu cơ tổng hợp được sử dụng rộng rãi như một chất chỉ thị huỳnh quang cho nhiều ứng dụng như xác định dòng chảy của nước hay hiển thị vị sinh vật dưới kính hiển vi…
 
 
2. Chất lỏng phi Newton
 
“Chất lỏng phi Newton” Oobleck, hay còn gọi là "chất lỏng hóa rắn" Oobleck thực chất là hỗn hợp dung dịch giữa nước và bột ngô. Hình ảnh trên cho chúng ta thấy khi pha bột ngô vào chậu nước với tỉ lể 2:1 và khuấy đều, một người bất kỳ có thể đấm hoặc tác động mạnh lên thì hợp chất này cũng không phá vỡ được nó. Thậm chí mọt người có thể chạy, nhảy trên dung dịch oobleck mà không sợ bị chìm. 
 
 

hien-tuong-khoa-hoc-thu-vi

Cô gái chạy trên chất lỏng phi Newton mà không bị chìm.
 
3. Hợp chất biết nhảy múa?
 
Không phải, đây là hình ảnh khi chất lỏng Oobleck được đổ trên một cái loa. Hình ảnh nhảy nhót của chúng y như những hồn ma đang hú hét ngoi từ dưới lên chứ không chỉ rung động gợn sóng như nước thông thường. Nếu không tin, bạn hãy trộn 1 phần tinh bột ngô với 1,5 - 2 phần nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt Oobleck, rồi đổ nó vào khay inox và đặt khay lên trên loa. Khi bật loa, bạn sẽ thấy hỗn hợp Oobleck nhảy múa theo nhịp điệu nhạc.
 
hien-tuong-la
 
4. Nước lập tức đóng băng
 
Hiện tượng này có vẻ chỉ có thể xảy ra khi có phép màu của nàng Elisa trong hoạt hình Nữ Hoàng Băng Giá. Tuy nhiên, điều này cũng có thể xảy ra với nước tinh khiết. Nước tinh khiết vẫn có thể ở dạng lỏng dù nhiệt độ đã xuống dưới độ âm với điều kiện không có bất kỳ phần tử tinh thể băng nào hình thành trong nó. Và tất nhiên, hình ảnh trên là khi có một phần tử băng bất kỳ tiếp xúc vào, lượng chất lỏng này sẽ hóa băng ngay lập tức.
 
 
5. Thìa biến mất trong tức thì
 
Hẳn không ít người nghĩ rằng chất lỏng kia là một loại axit mạnh nào đó. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở dung dịch trong cốc mà ở chiếc thìa. Chiếc thìa này làm bằng gali - kim loại có nhiệt độ nóng chảy là 85 độ F hay 29 độ C. Do đó mà khi chiếc thìa gali này vừa được cho vào cốc trà ấm khuấy thôi cũng khiến nó tan chảy dễ dàng. 
 
 
6. Quái vật màu đen
 
Lý do gì khiến người ta có thể điều khiển loại chất lỏng kỳ lạ màu đen kia qua màn thủy tinh? Đó là vì dung dịch này là nước từ. Nước từ (ferrofluid) còn được gọi là nước sắt từ (ferromagnetic fluid) được NASA sáng chế năm 1960 với mục tiêu kiểm soát dòng chảy của nhiên liệu lỏng tại môi trường không trọng lực.  
 
 
7. Những viên bi trong suốt biết tàng hình?
 
Lạ thật, vừa thấy chiếc thìa vớt lên bao nhiêu viên bi màu trắng mà sao biến đâu mất tiêu nhỉ? Lý do là những viên bi này làm từ hợp chất polysaccharide siêu thấm. Hợp chất này có thể giữ một lượng nước gấp 300 lần trọng lượng của nó khi chúng ngập trong nước. Và khi no nước thì chúng có chỉ số khúc xạ giống với nước, do đó mà mắt người không còn thấy chúng nữa. 
 
8. Đá khô
 
Đây là hình ảnh bong bóng xà phòng trước và sau khi vỡ khiến đá khô bung chảy ra ngoài ạo ra mộ hiệu ứng đẹp mắt. Đá khô, còn gọi là đá khói hay nước đá khô, là một dạng rắn của cacbon điôxít (CO2).   
 
 
9. Dung dịch biến hình
 
Do được bao bọc bởi một hợp chất kỵ nước nên loại cát kỳ lạ này không hòa tan mà kết thành dạng khối liên kết và có xu hướng kết tụ lại tạo thành  hình dáng giống dạng rắn. Nhưng khi đưa chúng ra khỏi môi trường nước thì chúng trở lại trạng thái ban đầu. 
 
 
10. Dòng nước chảy bị bẻ cong
 
Khi một dòng nước đang chảy ra khỏi chai, các nhà khoa học có thể uốn cong nó chỉ bằng cách đưa một ống gần nó. Hiện tượng này có thể dễ dàng thực hiện bằng cách chà ống nhựa vào tóc sau đó đưa lại gần dòng nước. Các hạt tích điện dương trong nước sẽ bị hút bởi các hạt mang điện tích âm trên đường ống và do đó khiến dòng nước bị uống cong theo phía ông nhựa. 
 
 
(Nguồn: Aplus)

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất