Ngưng kêu khóc đi khủng long! Các loài thú xém chút nữa cũng tuyệt chủng hết đấy
Hóa ra, các loài thú suýt chút nữa đã tuyệt chủng, và có thể loài người đã không còn tồn tại nữa.
- Sinh vật đáng thương này là loài thú đầu tiên bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu
- Khủng long đã tuyệt chủng từ trước khi thiên thạch rơi xuống
- Làm sao để biết hình dạng thực của khủng long khi chúng tuyệt chủng hàng trăm triệu năm?
- Dựa vào đâu để kết luận một loài đã tuyệt chủng hay chưa?
- Loài nào sẽ "kế thừa" Trái đất khi con người tuyệt chủng
Cho đến nay, các ý kiến khoa học gần như đều thống nhất rằng nguyên nhân khiến khủng long bị hủy diệt đến từ quả thiên thạch to tổ vật rơi xuống Trái đất vào 66 triệu năm trước. Và sau sự kiện đó, các loài thú trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành bá chủ của hành tinh, cho đến khi nhân loại xuất hiện.
Nghe có vẻ bất công cho khủng long nhỉ. Thân là kẻ đến trước, tự nhiên bom ở đâu rơi vào đầu, thế là đi bằng sạch, còn nhà cửa thì để bọn khác nó đến ở như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Quả thiên thạch to tổ vật đã đuổi khủng long ra khỏi Trái đất
Thế nhưng gần đây, các chuyên gia đã cho rằng động vật có vú thực chất đã phát triển rất mạnh mẽ ngay từ trước khi khủng long tuyệt chủng Và cũng vì thế mà tiếp sau đó, họ lại đưa ra một kết luận có thể... "xoa dịu" chút ấm ức của khủng long. Đó là quả thiên thạch khổng lồ kia cũng càn quét gần như toàn bộ các loài động vật trên Trái đất.
Cụ thể, bằng các xét nghiệm hoá thạch, các khoa học gia từ ĐH Bath (Anh) đã xác định rằng khoảng hơn 93% các loài thú đã tuyệt chủng sau vụ va chạm vào 66 triệu năm trước.
Các loài thú đã phát triển mạnh mẽ trước khi khủng long tuyệt chủng. Nhưng cũng vì thế mà nhiều loài tuyệt chủng theo khủng long luôn
Trước kia, hệ quả của quả thiên thạch đến các loài thú được đánh giá là nhỏ hơn rất nhiều, vì những loài chịu ảnh hưởng nhiều nhất cũng là các loài hiếm, nên hoá thạch của chúng rất khó tìm thấy.
Tiến sĩ Nick Longrich thuộc ĐH Bath cho biết:"Các loài tuyệt chủng vì thiên thạch là những loài hiếm, và vì chúng hiếm nên có rất ít hoá thạch. Trong khi đó, những loài sống sót có số lượng lớn hơn, nên đương nhiên chúng ta dễ tìm thấy hoá thạch của chúng" .
Và cũng chính vì không thể tìm đủ hóa thạch các loài mà hậu quả của thiên thạch đến động vật có vú đã bị xem nhẹ. Cuối cùng, kết quả cho thấy hệ quả lớn hơn rất nhiều.
Hẳn khủng long cũng đỡ ấm ức khi biết rằng các loài thú cũng tuyệt chủng hàng loạt
Các bằng chứng cũng cho thấy chúng phục hồi rất nhanh. Chỉ trong 300.000 năm, số lượng các loài động vật có vú đã tăng gấp đôi so với trước cuộc Đại diệt chủng. Nhưng vì một số lượng lớn các loài bị tiêu diệt, bao gồm cả thực vật, nên các chuyên gia tin rằng những loài sống sót chỉ có kích cỡ của mèo hiện nay thôi.
Và cũng vì khả năng phục hồi nhanh của các loài thú mà các chuyên gia tin rằng chúng không chịu ảnh hưởng nhiều. Trên thực tế, tiến sĩ Longrich cho biết chúng chịu ảnh hưởng nặng nhất so với các loài bò sát như thằn lằn, rùa, cá sấu...
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Evolutionary Biology.
Nguồn: Independent
Video được xem nhiều nhất