Mãi vẫn chưa xác định được mình là hướng nội hay hướng ngoại, bạn liệu có phải là người kết hợp cả 2?

Kênh 14 - 04/04/2018, 01:37

Hãy xem những dấu hiệu dưới đây để biết liệu bạn có phải là người hướng trung - sự kết hợp của cả hướng nội và hướng ngoại.

Hầu hết chúng ta đều đánh giá ai đó theo một hướng nhất định là hướng nội hoặc hướng ngoại. 

Nhưng theo các nhà khoa học, không ít người thuộc mức trung lập giữa hướng nội và hướng ngoại, hay còn gọi là hướng trung (ambivert). 

 - Ảnh 1.

 

Vậy làm sao để biết mình thuộc nhóm hướng trung này? Đây là những dấu hiệu nhận biết dành cho bạn.

1. Thích giao tiếp với xã hội bên ngoài và cũng thích khoảng thời gian một mình

Chuyên gia tâm thần học Grant Brenner cho biết: "Người hướng trung sẽ thấy bản thân có những lúc muốn đi ra ngoài và cùng mọi người khuấy động không khí, nhưng sau đó lại muốn có không gian yên tĩnh của riêng mình. 

 - Ảnh 2.

 

Điều này làm cho họ rất linh hoạt và thích nghi tốt với bất cứ tình huống nào. Quan trọng là họ tự nhận thức được thời điểm nào phù hợp với nét tính cách nào để vừa tận hưởng được những điều thú vị trong xã hội vừa dành thời gian cho riêng mình" .

2. Biết khi nào nên im lặng để lắng nghe, khi nào nên lên tiếng để chia sẻ

Tiến sĩ Brenner cho biết: "Người hướng ngoại dễ dàng tin tưởng vào người khác, trở nên thân thiện và nhanh chóng chia sẻ về bản thân họ. Ngược lại, người hướng nội chậm mở lòng hơn, thích giữ khoảng cách với người khác cho đến khi họ biết chính xác đối phương là ai. 

Trong khi đó, người hướng trung có thể cảm nhận được khi nào họ cần lắng nghe, quyết đoán và biết cách thích nghi với môi trường, cách cư xử với người mà họ đang đối diện". Đây là sự tinh tế khiến mọi người đều tin tưởng người hướng trung.

 - Ảnh 3.

 

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Brenner, nhà tâm lý học Helen Odessky nói: "Người hướng trung vừa có uy tín của một người hướng ngoại, vừa có sự chu đáo và kỹ năng lắng nghe của một người hướng nội".

Nhà tâm lý học Paulette Kouffman Sherman giải thích thêm: " Có được phẩm chất của cả hai nên người hướng trung có đủ nhạy bén để suy nghĩ kĩ trước khi họ nói chuyện, giúp họ tránh nói điều gì đó không hợp lý hoặc bốc đồng, đồng thời vẫn chia sẻ và nói chuyện thoải mái" .

3. Thường cảm thấy lưỡng lự

Chính vì kết hợp của cả hướng nội và người ngoại nên người hướng trung không biết chắc chắn họ cần gì. Họ sẽ tự đặt những câu hỏi như: Ngồi nhà đọc sách hay ra ngoài gặp gỡ người mới sẽ tốt hơn? 

 - Ảnh 4.

 

Tiến sĩ Sherman giải thích: " Nhìn nhận ưu nhược điểm giống nhau trong các tình huống khác nhau có thể dẫn đến sự nhầm lẫn. Lần này bạn có thể cảm thấy thích ở nhà đọc sách nhưng lần sau lại cảm thấy buồn chán khi ở nhà một mình".

4. Làm việc nhóm hoặc cá nhân đều tốt

Tiến sĩ Sherman chia sẻ: " Người hướng trung rất nhạy cảm về mặt cảm xúc. Họ có lợi thế kể cả khi làm việc nhóm hay làm việc cá nhân độc lập" . Họ cân bằng hoàn hảo giữa việc mình cần phải là trung tâm của sự chú ý và cần phải yên tĩnh lắng nghe.

 - Ảnh 5.

 

Tiến sĩ Brenner giải thích: " Trong nhóm, người hướng trung thể hiện năng lực, sự sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc trao đổi. 

Đồng thời, họ cũng có thể rút lui và dành thời gian cho những người khác trong nhóm để lắng nghe họ. Còn nếu làm việc một mình, họ có thể sử dụng các tính cách hướng nội của mình để suy nghĩ và đào sâu vào vấn đề".

5. Cảm thấy thoải mái khi có nhiều mặt tính cách khác nhau

Người hướng trung được ví như một tắc kè hoa khi pha trộn và hòa quyện tính cách tiêu biểu của cả hai thái cực. 

 - Ảnh 6.

 

Tiến sĩ Helen Odessky cho biết: "Người hướng ngoại thường được tiếp sức bởi người khác, yêu thích các bữa tiệc ồn ào và thích nói chuyện nhiều hơn. 

Ngược lại, người hướng nội được tiếp thêm sinh lực nhờ chính bản thân họ, dành thời gian một mình, tận hưởng những cuộc trò chuyện thân mật và thích nghĩ về mọi thứ. Đương nhiên, người hướng trung có cả hai thái cực sẽ sở hữu những lợi thế của cả hai kĩ năng" .

Theo Vân Ngọc/Helino

Nguồn: Reader’s Digest

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất