Mới đây, nhà sinh vật học Karyn Rode chia sẻ rằng chúng ta nên thận trọng trước khi đưa ra kết luận ngay lập tức trước một sự vật, hiện tượng nào.
Gấu Bắc Cực dường như đã trở thành gương mặt đại diện cho sự tác động của biến đổi khí hậu sau khi bức ảnh chú gấu cái Bắc Cực gầy trơ xương được nhiếp ảnh gia Kerstin Langenberger ghi lại trên quần đảo Svalbard, Na Uy lan truyền trên mạng xã hội. Bức ảnh đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về vấn đề nóng lên toàn cầu.
Bức ảnh chú gấu gầy trơ xương gây chấn động.
Tuy nhiên, Karyn Rode - nhà sinh vật học tại khu khảo sát địa chất Hoa Kỳ Anchorage ở Alaska mới đây cho rằng, bức ảnh trên dễ gây ra một sự hiểu lầm lớn.
Theo ông, bức ảnh của nhiếp ảnh gia Kerstin Langenberger có sức lan tỏa mạnh mẽ trên mạng xã hội tuy nhiên, rất có thể bức hình chỉ phản ánh một góc nhìn về quần thể gấu Bắc Cực ở Svalbard mà thôi.
Karyn Rode cho biết: "Tôi cho rằng, ở môi trường nào cũng có những cá thể yếu hơn cá thể khác. Chú gấu trên có thể bị đói, nhưng cũng có thể là gấu già, hay chú đang gặp chấn thương ở răng nên gặp khó khăn trong việc ăn, săn mồi".
Steven Amstrup - giám đốc khoa học Polar Bears International - một tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu riêng về gấu Bắc Cực đồng tình với quan điểm trên.
Ông cũng chia sẻ thêm rằng, việc bắt gặp một chú gấu gầy trong tự nhiên không hoàn toàn hiếm. Chúng ta biết động vật hoang dã không sống mãi, gấu Bắc Cực không có kẻ thù tự nhiên, nên có thể sẽ mất vì già, đói.
Hiện đang có 19 tiểu quần thể gấu sống tại Bắc cực, mỗi quần thể sẽ bị ảnh hưởng một cách khác nhau. Tuy nhiên, chỉ có hai tiểu quần thể được nghiên cứu trong thời gian đủ dài để có thể nhận biết được sự ảnh hưởng của băng đến cuộc sống một cá thể gấu Bắc Cực.
Nhiệt độ trung bình của Trái đất tăng lên do biến đổi khí hậu, các tảng băng và sông băng lớn ở Bắc Cực tan ra với tốc độ nhanh, khiến các cá thể gấu ngày một khó khăn hơn trong việc kiếm ăn.
Biển băng là ngôi nhà của gấu Bắc Cực và cũng là nơi cung cấp nguồn thực phẩm chính cho loài này. Khi băng biển biến mất, việc kiếm ăn của những chú gấu Bắc Cực cũng ngày một khó khăn hơn.
Steven Amstrup chia sẻ, nhiệt độ toàn cầu tăng buộc gấu phải ở trên đất liền thời gian dài hoặc phải di chuyển nhiều hơn để kiếm ăn.
Ở đất liền, gấu Bắc Cực có thể ăn hoa quả, trứng và chim… nhưng những thực phẩm này không thực đủ năng lượng để kéo dài thời gian tồn tại của loài gấu này.
Do đó, có một tỷ lệ cao số lượng gấu bị đói khi ở dài ngày trên những tảng băng biển. Amstrup nói thêm rằng:
"Chúng tôi đã ghi nhận tình trạng nhiều cá thể gấu bị đói ở quần thể gấu tại Alaska và vịnh Hudson phía Tây của Canada".
Một số quần thể gấu Bắc Cực không có sức khỏe tốt cũng gặp khó khăn hơn trước sự biến đổi của khí hậu. Tuy vậy, theo Karyn Rode, hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy, những loài gấu đặc biệt đói là kết quả của sự thay đổi khí hậu. Đã có nhiều tài liệu ghi nhận vấn đề này nhưng chưa đủ dữ liệu thực nghiệm để hỗ trợ".
Nhưng dù thế nào, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, biến đổi khí hậu đã và đang gây ra nhiều hệ lụy tới Bắc Cực. Bởi vậy, như nhiếp ảnh gia Kerstin Langenberger chia sẻ: "
Có thể chúng ta không cứu giúp được chú gấu trong ảnh nhưng mỗi hành động của chúng ta có thể từng bước giải cứu những thế hệ gấu sau này".
* Bài viết đưa quan điểm của nhà sinh vật học Karyn Rode đăng trên trang NBCNews.
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Video được xem nhiều nhất
Bình luận