Lợi ích bất ngờ sau nỗi sợ “tí hon” của loài động vật có hình thể to lớn nhất trên cạn
Loài vật to lớn nhất trên cạn hiện nay là voi. Nhưng chúng có một nỗi sợ ít người biết đến, đó là ong.
Voi rất sợ loài ong. Đúng vậy, bạn không nghe lầm đâu. Kẻ khổng lồ trên cạn này kinh hãi loài ong đến nỗi chỉ cần cần nghe thấy tiếng vo ve là đã hoảng hốt vùng vẫy, đập tai, tung bụi mù mịt rồi.
Dĩ nhiên là ngòi ong nhỏ bé không thể xuyên qua làn da siêu dày của voi, nhưng khi hàng trăm ong kéo thành đàn - nhất là loài ong châu Phi hung hãn - và tấn công những khu vực nhạy cảm như vòi, miệng hay mắt thì ngay cả chú voi to lớn nhất cũng phải đau đớn trong sợ hãi.
Voi sợ ong đến mức quậy phá liên tục khi chúng đến gần
Sự đe doạ của loài ong đối với voi lại vô tình giúp các nhà bảo tồn tìm ra cách ngăn chặn một mối nguy hại khác đang gây nguy hiểm đối với anh bạn to xác này. Voi đã quý hiếm, mà thỉnh thoảng lại bị bắn khi cố xâm nhập cánh đồng của người dân để tìm thức ăn đêm. Thậm chí, một số trang trại đã quyết định thuê thợ săn trái phép để canh gác cánh đồng, làm tăng sự nguy hiểm đối với loài voi.
Giờ đây chúng ta đã có một giải pháp khác hiệu quả hơn nhiều. Mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu và nhà vận động đã thuyết phục nông dân tận dụng nỗi sợ ong của voi để bảo vệ mùa màng. Bằng cách bố trí một hàng rào tổ ong, mỗi tổ cách nhau 20m - xen lẫn với tổ ong giả - một nhóm những nhà nghiên cứu đưa ra kết quả rằng 80% voi đã tránh xa các cánh đồng nông nghiệp.
Tiến sĩ King, người đứng đầu một nhóm nghiên cứu về mối quan hệ giữa người với voi, nói: "Ở châu Phi, một nhóm bảo tồn phi lợi nhuận tên "Save the Elephants" đã cho xây dựng hàng rào và tổ ong với chi phí gần 1.000 USD (23 triệu đồng) cho mỗi mẫu đất."
"Con số này chỉ bằng khoảng 1/5 chi phí của hàng rào điện. Như vậy, trang trại vừa được bảo vệ khỏi voi, vừa có thêm một nguồn thu nhập mới từ việc thu hoạch mật ong 2 lần/năm, thật là một công đôi việc!".
Ngoài ra, hàng rào này còn là một rào cản tâm lý đối với những người nông dân, làm họ phải suy xét kỹ lưỡng hơn khi quyết định phá rừng làm rẫy.
Tuy nhiên, loài voi cũng khá thông minh đó nha. Theo tiến sĩ King, khi không còn bị tấn công nhiều như trước - ví dụ trong trường hợp các nhà khoa học chỉ phát bản thu âm tiếng ong kêu - thì voi sẽ sớm nhận ra mối đe doạ này không thực sự tồn tại.
Tiếng sĩ King cũng cho rằng, chỉ dựa vào nỗi sợ ong của voi là không đủ. Khi các cánh đồng đã đến mùa thu hoạch, nhà nông cần viện đến nhiều sợ trợ giúp hơn, ví dụ như tiếng chó sủa hoặc tiếng súng chỉ thiên.
"Nếu những chú voi có mục tiêu thật sự hấp dẫn, ví dụ như những cánh đồng trĩu hạt hoặc đầy ắp hoa quả, chúng sẽ dần học cách vượt qua khó khăn," ông nói thêm. "Hầu như chúng luôn thành công, miễn là phần thưởng xứng đáng."
Video được xem nhiều nhất