Liệu có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?
Việc cố gắng vệ sinh mọi thứ sạch đến “từng millimet” hóa ra lại khiến bạn đối diện với nhiều tác hại hơn là lợi ích.
- Kì lạ 3 mặt trời bỗng dưng xuất hiện cùng một lúc ở Nga
- Những điều bạn chưa hề biết về "từ và nghĩa từ" trong Tiếng Việt
- Bí quyết tránh tai nạn máy bay có thể đến từ... chim cánh cụt
- 16 phát minh kì quặc nhưng ai cũng phải tấm tắc về độ hữu ích của chúng
- Nguyên nhân những anh chàng béo lên khi có bạn gái là đây
Bạn tắm vào mỗi buổi sáng, hay vài ngày mới tắm một lần? Bạn có thay ga trải giường thường xuyên không, hay vẫn cứ nằm lên đó cho đến khi... bốc mùi? Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cảnh báo rằng sống "sạch quá" cũng phản tác dụng. Vậy có khi nào bạn đang sống quá sạch không? |
Vi khuẩn có lợi hay có hại?
Ngay từ thế kỷ XIX, chúng ta đã biết loại vi khuẩn nào gây ra các bệnh gì nhờ khám phá của bác sĩ người Đức Robert Koch. Sau đó, bằng việc giữ vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, sức khỏe và tuổi thọ của loài người đã được cải thiện đáng kể.
Hiện tại, nhân loại đang sống trong thời đại của sự sạch sẽ với các loại xà phòng có chứa chất kháng khuẩn, Chất tẩy rửa gia dụng cũng được quảng cáo sẽ diệt tới 99,9% vi khuẩn. Cùng với đó, hàng loạt loại thuốc kháng sinh ra đời khiến con người gần như đang đẩy lùi vi khẩn ra khỏi cuộc sống.
Nhưng hoàn toàn "đoạn tuyệt" với vi khuẩn thì có tốt không? Câu trả lời là không vì trên thực tế, không phải tất cả vi khuẩn đều gây hại. Thậm chí, những vi khuẩn gây bệnh thực chất chỉ chiếm phần rất nhỏ, còn phần lớn lại cực kì có lợi cho sức khỏe con người.
Bên trong cơ thể người, các vi khuẩn tổng hợp nên vitamin tại ruột - tạo ra lớp bảo vệ ngoài da chống lại vi khuẩn gây hại, giúp tiêu hóa thức ăn.... Còn đối với môi trường, vi khuẩn giúp phân hủy chất hữu cơ, tạo ra phân nửa lượng khí oxy trên Trái đất và cân bằng hàm lượng nitơ trong không khí.
Có phải chúng ta đang sống quá sạch sẽ?
Năm 1989, nhà dịch tễ học người Anh - David Strachan là người đầu tiên đưa ra “giả thuyết vệ sinh”. Ông cho rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn từ thời thơ ấu sẽ giúp chúng ta không bị dị ứng khi lớn lên.
Đội quân này sẽ giúp bạn chống dị ứng (ảnh minh họa)
Nếu như “giả thuyết vệ sinh” là chính xác, thì chúng ta hoàn toàn có thể lí giải được việc số lượng người mắc chứng hen suyễn và dị ứng đã gia tăng nhanh chóng trong suốt 20 năm qua. Và điều này chỉ chứng tỏ một điều - chúng ta đã sống quá sạch.
Trong một nghiên cứu khác, những đứa trẻ được sinh tự nhiên có tỉ lệ bị dị ứng thấp hơn những đứa trẻ sinh mổ do được tiếp xúc ngay từ đầu với hệ vi sinh vật trong đường âm đạo của người mẹ.
Các chuyên gia cũng cho biết thêm, hệ vi sinh vật trong cơ thể thiếu đa dạng không chỉ khiến chúng ta dễ mắc dị ứng. Các vi khuẩn tốt đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển, sinh lý, trao đổi chất, chức năng não bộ. Do đó, việc thiếu hụt chúng có thể dẫn đến rất nhiều loại bệnh khác nhau.
Điều tiên quyết mà chúng ta cần hiểu đó là học cách cân bằng giữa việc vệ sinh và chấp nhận chung sống với các vi khuẩn xung quanh.
Đầu tiên, ta không nên quá bị ám ảnh về sự sạch sẽ. Thí dụ, khi một chiếc núm vú nhựa của trẻ con bị rơi xuống sàn thì các bậc phụ huynh nên rửa sạch nó đi thay vì "sốt xịch xịch" đi mua đồ mới. Việc làm này giúp phát triển hệ vi sinh vật của trẻ sơ sinh, làm giảm nguy cơ bị dị ứng.
Đừng trở thành "thánh cuồng" sạch sẽ
Bạn cũng nên đa dạng hóa bữa ăn của mình với nhiều món và đặc biệt nên nuôi một chú chó hoặc mèo để giúp làm phong phú hệ vi sinh vật trong cơ thể.
Ngoài ra, bạn cần năng vận động ngoài trời. Các khu vực như bãi cỏ, rừng cây, sân vườn đều có chứa những vi khuẩn lành, làm phong phú hệ miễn dịch của bạn.
Thay vì khư khư trong nhà sợ... bẩn, hãy ra ngoài và tận hưởng thiên nhiên đi nhé
Video được xem nhiều nhất