Lịch sử môn thể thao "bóng đấm đá" dã man nhất từ trước tới giờ
Kênh 14 -
26/06/2015, 08:15
Chứng kiến một trận cầu Calcio Strorico sẽ khiến bạn không khỏi bàng hoàng và sững sờ khi thấy các cầu thủ cố gắng “ám sát” nhau trên sân.
Nói đến thể thao, hẳn ai trong chúng ta cũng đề cao tính fair-play (tạm dịch: tinh thần chơi đẹp). Tuy nhiên, bạn có tin rằng, hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại môn thể thao mà các cầu thủ có thể thoải mái "đấm đá" nhau trên sân mà không hề bị "thổi còi" phạm lỗi.
Thậm chí ngay cả vua Henry III của Pháp sau khi chứng kiến một trận cầu vào năm 1574 đã phải tuyên bố rằng “quy mô của trận đấu quá nhỏ để gọi là một cuộc chiến tranh, nhưng lại quá tàn nhẫn để chỉ coi là một trò chơi”.
Luật chơi của môn thể thao này hết sức đơn giản. Mỗi đội sẽ có 27 người thi đấu trên một sân lớn toàn cát có kích thước khoảng 80x40m.
Các thành viên mỗi đội được phép làm bất cứ điều gì họ muốn như đá, vật người nhằm mục đích đưa được quả bóng đến cuối sân bên kia của đối phương. Các đội sẽ không có quyền thay người dù trong trường hợp bị chấn thương hay bị trọng tài đuổi khỏi sân.
Cũng chính bởi số lượng cầu thủ quá đông nên có rất nhiều trường hợp khi xảy ra xô sát trên sân, trọng tài chưa kịp đến can thiệp thì đã có một bên gục ngã.
Đúng như với tên gọi, môn “bóng đá lịch sử” này đã có từ rất lâu đến nỗi các nhà sử học cũng không thể xác định rõ thời gian ra đời của nó.
Mặc dù vậy trò chơi này được cho là khá nổi tiếng trong quân đội La Mã vào khoảng thời gian trước khi thành phố Florence được thành lập vào năm 59.
Calcio khá phổ biến vào suốt thế kỷ XV, và được dành riêng cho tầng lớp quý tộc. Thậm chí cả các Đức Giáo Hoàng như Clement VII, Leo XI và Urban VIII cũng đã tham gia vào trò chơi này ở thành phố Vantican.
Trận cầu đầu tiên được ghi chép lại ở Florence là vào năm 1530. Trận cầu vẫn diễn ra mặc cho thành phố đang nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Pháp.
Ngày nay trò chơi cho phép sử dụng các loại chiến thuật như dùng cùi chỏ, đấm, làm nghẹt thở nhưng cấm đá vào đầu hay sử dụng vật sắc nhọn làm thương đối phương.
Ngày nay, mỗi năm có đến hàng nghìn người đến sân để xem và cổ vũ cho các cầu thủ tham gia môn thể thao bạo lực này.
Nguồn: Dailymail, BBC
Video được xem nhiều nhất
Bình luận