Hình phạt nặng nhất thế giới khi không đeo khẩu trang: Phải ngồi tù 3 năm, nộp 55.000 USD tiền phạt
Ngày 17/5, Qatar chính thức áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất thế giới là 3 năm tù giam đối với hành vi không đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị phạt số tiền lên tới 55.000 USD.
- Báo lớn Trung Quốc xác nhận Phạm Băng Băng bị bắt, chuẩn bị chịu hình phạt từ pháp luật
- Những hình phạt đáng sợ nhất trong lịch sử dành cho đàn bà ngoại tình
- Những hình phạt "bá đạo" nhất thế giới
- Sau khi bị cô giáo Mỹ tạt mắm tôm, bé gái lại nhận "hình phạt" đáng sợ hơn từ cư dân mạng
- Hình phạt "viết 1.000 biểu tượng cảm xúc bằng tay" cho sinh viên đi muộn
Những tài xế lái xe một mình không bắt buộc phải đeo khẩu trang nhưng một số người nước ngoài cho biết cảnh sát đã dừng xe của họ ở trạm kiểm soát để thông báo về quy định mới trước khi có hiệu lực.
Theo số liệu thống kê, quốc gia vùng vịnh này đã ghi nhận hơn 30.000 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (tương đương 1,1% dân số) và 15 ca tử vong. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Âu, tỷ lệ lây nhiễm trên đầu người ở Qatar hiện đứng thứ 3 thế giới, sau San Marino và Vatican.
Trên thế giới, khoảng 50 quốc gia đang bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng dù có nhiều ý kiến trái chiều về tính hiệu quả của việc này. Nước Cộng hòa Chad quy định phạt tù 15 ngày trong khi ở Ma-rốc, người vi phạm bị bỏ tù trong 3 tháng kèm tiền phạt 130 USD.
Hình ảnh chấp hành quy định giãn cách xã hội ở Qatar.
Cách đây không lâu, chính quyền Qatar đã cảnh báo rằng các cuộc tụ tập đông người trong tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng.
Abdullatif al-Khal, đồng chủ tịch Ủy ban phòng chống đại dịch quốc gia Qatar nói rằng những cuộc tụ họp như vậy ẩn chứa rủi ro rất lớn. Theo ông, chúng đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng người nhiễm bệnh ở Qatar.
Hiện Qatar vẫn đang đóng cửa thánh đường Hồi giáo, trường học, trung tâm mua sắm và nhà hàng để ngăn chặn sự bùng phát dịch. Tuy nhiên, các công trình xây dựng vẫn tiếp tục mở để chuẩn bị cho sự kiện đăng cai World Cup 2022 của nước này.
Dù cảnh sát và quan chức chính phủ đã cố gắng thực thi các quy tắc giãn cách xã hội, vẫn có một số công nhân tại 3 sân vận động xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Từ ngày 26/4, tất cả công nhân xây dựng đều bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Giữa tháng 3, hàng chục nghìn lao động nhập cư đã bị cách ly tại một khu công nghiệp tại Doha sau khi phát hiện một số ca dương tính. Tuy vậy, đến nay, chính quyền đã bắt đầu nới lỏng hạn chế. Ông Abdullatif al-Khal nói rằng hầu hết ca nhiễm mới đều nằm trong số lao động nhập cư. Theo ông, Qatar vẫn chưa đạt đỉnh dịch.
Các nhóm hoạt động đã cảnh báo rằng điều kiện sống chật chội, khu vực nấu nướng và phòng tắm chung của những người lao động nhập cư có thể làm giảm tác dụng của nỗ lực giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh của Qatar.
Trong khi đó, Ả Rập Saudi, nước láng giềng của Qatar sẽ thi hành lệnh giới nghiêm toàn quốc trong suốt kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr kéo dài 5 ngày vào cuối tháng này để chống lại đại dịch.
Tính đến ngày 17/5, theo thống kê của trang Worldometers, thế giới ghi nhận hơn 4,7 triệu trường hợp mắc SARS-CoV-2 và hơn 313.000 ca tử vong. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở nhiều quốc gia, với số ca nhiễm mới và tử vong không ngừng tăng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải đưa ra cảnh báo khẩn về nguy cơ tái bùng phát dịch lần thứ hai.
Theo toquoc.vn
Video được xem nhiều nhất