Giải mã 5 tin đồn phổ biến về đội quân Ninja trứ danh của Nhật Bản
Ninja là đạo quân xuất quỷ nhập thần của Nhật Bản và cũng vì thế mà mang trên mình một số tin đồn kỳ lạ mà chẳng ai biết là hư hay thực.
Có những thứ không thể không nhắc đến khi nói về Nhật Bản. Đó là núi Phú Sĩ, là sushi, là tinh thần võ sĩ của những samurai, và cuối cùng là sự xuất quỷ nhập thần của ninja.
Ninja - hay còn gọi là nhẫn giả - là đội quân khét tiếng, một thời tung hoành lịch sử của xứ sở Mặt trời mọc. Tuy vậy, bản chất của Ninja là phải bí ẩn, và do đó đã có không ít tin đồn về đạo quân này. Đồng thời, với sự trợ giúp của điện ảnh, những tin đồn đó ngày càng được nhân rộng ra mà không ai hiểu thực hư ra sao.
Tuy nhiên, tất cả sẽ được giải quyết ngay sau đây.
1. Ninja là một bộ tộc sát thủ đánh thuê
Rất nhiều bộ phim đã mô tả ninja là một đạo quân đánh thuê tàn ác, sẵn sàng tàn sát cả một ngôi làng vì tiền.
Nhưng đây là một nhầm tưởng rất lớn. Trên thực tế, Ninja có nguồn gốc từ những bộ tộc sống ở trên núi, hầu hết đều làm nghề nông. Tuy vậy, họ đã phải chịu sự đàn áp của các samurai trong khoảng thời gian lên tới 400 năm. Để tự vệ, các ninja đã sáng tạo ra một bộ môn nghệ thuật chiến đấu mang tên Ninjutsu - nhẫn thuật.
Tuy vậy, đến thời điểm kinh tế khó khăn, một số ninja vì tiền đã phải bán mình, và từ đó quan niệm ninja là lính đánh thuê mới xuất hiện.
2. Một ninja có thể một mình chấp 5 người
Điều này về cơ bản thì đúng! Một ninja được huấn luyện để có thể sống sót khi chiến đấu với nhiều địch thủ cùng lúc.
Tuy nhiên, chiến đấu không phải ưu tiên của các ninja. Vốn dĩ, các ninja luôn phải hoạt động trong bóng tối, nên đối với họ trốn thoát thành công mới là chiến thắng.
Ninja vốn phải hoạt động bí mật
Hơn nữa, ninja không mạnh về số lượng, nên hệ thống chiến đấu của họ bao gồm rất nhiều đòn đánh "hiểm", như tấn công vào hạ bộ, chém ngón chân, chọc mắt... Tất cả để phục vụ mục đích chạy trốn.
3. Ninja có thể sử dụng ma thuật
Tất cả chỉ là tin đồn. Dù đúng là các kỹ thuật của ninja luôn mang màu sắc huyền bí, như hiện ra trong khói mù, độn thổ, thủy thượng phiêu... nhưng tất cả đều có công cụ hỗ trợ.
Xét trên góc độ nào đó, họ giống ảo thuật gia hơn. Và cũng nhờ những tin đồn này, kẻ địch của các ninja luôn có cảm giác khiếp sợ mỗi khi phải đối đầu với họ.
Sợ chưa...
4. Ninja luôn mặc đồ đen
Trong các bộ phim, cứ thấy ông nào bịt mặt, mặc đồ đen xuất hiện thì ấy là ninja. Đúng hơn, ninja đã luôn được gắn với màu sắc này từ rất lâu rồi.
Nhưng trên thực tế, trang phục của ninja sẽ phụ thuộc vào nhiệm vụ họ đang làm. Nếu đang trong nhiệm vụ trà trộn, trông họ sẽ không khác gì người bình thường cả.
Màu sắc đen của ninja chỉ trở nên phổ biến vào thời Edo (1603-1867), khi kịch Kabuki phát triển. Dựa trên bản chất hoạt động bí ẩn và lén lút, các vở kịch Kabuki quyết định thể hiện ninja là những nhân vật mặc đồ đen.
Ninja chính là nhân vật bí ẩn mặc đồ đen trong những vở kịch Kabuki
5. Ninja luyện tập để bước qua lửa, đứng im dưới chân thác, hoặc neo mình trên những vách đá cheo leo
Điều này thì đúng. Trong thời Edo, toàn bộ việc luyện tập của ninja đều khá bí hiểm, nhưng tất cả đã thay đổi sau đó. Khi chế độ phong kiến kết thúc, ninja không còn phải chiến đấu nữa, và họ mở trường dạy học.
Các bậc sư phụ viết sách, trở thành học giả, và rồi nghệ thuật chiến đấu của ninja lan rộng ra khắp thế giới.
Và sự thực là muốn trở thành một ninja "chuyên nghiệp", các học viên phải rèn luyện để sẵn sàng phi qua lửa, ngồi thiền hàng giờ dưới chân thác nước lạnh lẽo, và đủ gan dạ để đu mình trên những vách đá dựng đứng.
Nguồn: Neatorama
Video được xem nhiều nhất