Giả vờ là bà già suốt ba năm để hiểu cuộc sống của người già

Afamily - 26/05/2015, 08:42

Người phụ nữ này đã cải trang thành bà già suốt 3 năm chỉ vì muốn trải nghiệm xem cuộc sống của người già như thế nào.

Mọi người thường cố tránh khi nói đến tuổi già. Ai cũng muốn làm cho mình thật trẻ trung như dùng thuốc nhuộm tóc để che đi những sợi tóc bạc, bôi kem dưỡng da để chống lão hóa, hay chọn cho mình những bộ trang phục trẻ trung để nhìn không quá "nhừ". Hiếm ai lại có ý định biến mình thành người già.
 
Nhưng nhiếp ảnh gia Kyoko Hamada - một phụ nữ 42 tuổi gốc Nhật lại tự biến mình thành bà già để có thể trải nghiệm xem cuộc sống thực sự của người già như thế nào.
 
Kyoko Hamada sinh ra ở Tokyo (Nhật Bản). Cô đã sống ở Nhật 15 năm trước khi chuyển sang Mỹ sinh sống. Ý tưởng này nảy sinh sau một lần cô tình nguyện đến thăm những người già neo đơn tại một trại dưỡng lão.
 

Kyoko Hamada trong hình ảnh nhân vật Kikuchiyo hư cấu của mình.
 
 1
"Bà già" soi mình trong gương mỗi sáng và cảm nhận sự già nua đang đến gần.
 3
Nhìn ngắm lũ trẻ chơi ngoài công viên...
 
Cô đã bắt đầu “bí mật” cải trang thành một bà già hư cấu có tên Kikuchiyo và chụp lại những bức ảnh của chính mình kể từ năm 2012.
 
“Tôi đã luôn luôn bị thu hút bởi những người lớn tuổi. Nhiều lúc tôi tự hỏi cuộc sống của họ diễn ra như thế nào, tôi muốn nói chuyện với họ. Vì vậy tôi đã cải trang thành một cụ già với mái tóc giả màu xám, trang điểm đậm và một tủ quần áo mới với những trang phục của người già” - " Hamada nói với tờ The Huffington Post.
 

 5

Một tách trà thảnh thơi buổi sáng.
 6
Đôi khi cảm thấy cô đơn và yếu đuối trên giường bệnh.
 7
Những bữa cơm lủi thủi một mình.
 8
Dạo phố và có cảm giác như mình là người tàng hình...
 9
Giả vờ là bà già suốt ba năm để hiểu cuộc sống của ngườ 10
Đôi khi cũng nhận được sự giúp đỡ...
 
“Đi bộ trên các đường phố ở New York và trải nghiệm cuộc sống của một “bà già” là một trải nghiệm rất thú vị. Đôi khi một số người sẽ mở cửa cho tôi hoặc giúp đỡ tôi xách túi nặng. Một người đàn ông Nhật sẽ cúi mình chào tôi theo văn hóa của Nhật để tỏ lòng kính trọng. Nhưng điều đặc biệt nhất là: không ai tỏ ra quan tâm hoặc nhận ra tôi. Thật dễ dàng để cảm thấy mình bị lãng quên ở thành phố New York. Đôi lúc tôi cảm thấy mình như người tàng hình” – cô chia sẻ thêm.
 
Cô cho biết đó là một trải nghiệm với cảm giác bao trùm là sự cô đơn, quạnh quẽ. Cô tự miêu tả cuộc sống của nhân vật mình đang cải trang là “ mong manh, già cả, yếu đuối”.
 
Mỗi giai đoạn trong cuộc đời của chúng ta đều có những trải nghiệm. Mỗi giai đoạn đều có những vẻ đẹp khác nhau. Vẻ đẹp khi chúng ta còn là một đứa trẻ 5 tuổi, khi chúng ta thanh niên 25 tuổi, trung niên 45 tuổi, thậm chí về già 75 tuổi… đều rất khác biệt”.
 

 11

 

 12

 

 13

 

 14

 

 15

 

 16

Cuộc sống của một người già với cảm giác bao trùm là sự cô đơn, quạnh quẽ.
 
“Kikuchiyo là đại diện cho những người già bị bỏ quên trong xã hội đang cố gắng tìm những cách tích cực để vượt qua những trở ngại trong cuộc sống hiện đại và dũng cảm đối diện với những thử thách”.
 
“Tất cả chúng ta đều phải già đi. Đó là thực tế mà chúng ra không thể từ chối hoặc trốn tránh. Nhưng thật tuyệt vời nếu như khi cái chết đang cận kề bên giường bệnh chúng ta vẫn có thể cảm nhận được ý nghĩa cuối cùng của cuộc sống rằng chúng ta đã sống một cuộc đời đáng sống”, cô chia sẻ về ý nghĩa của bộ ảnh.
 

 4

Hamada ngoài đời thường và hình ảnh nhân vật Kikuchiyo được cô thể hiện.
 
Hamada hi vọng có thể xuất bản một cuốn sách với những bức ảnh từ dự án 'I used to be you', cô đang gây một quỹ hỗ trợ trị giá 10000 USD trên trang Kickstarter.
 
(Nguồn: Kickstarter/ Dailymail)

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất