Dùng máy tính hàng ngày nhưng bạn có biết lý do tại sao nhà sản xuất lại thiết kế bàn phím theo thứ tự "có vẻ rối" như vậy?
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, những chiếc máy tính trở thành phương tiện không thể thiếu đối với con người. Sử dụng máy tính hàng ngày, hàng giờ liên tục, 10 ngón tay gõ lạch cạch trên bàn phím nhưng có một đặc điểm khá thú vị, liệu bạn có nhận ra?
Đó là những chữ cái trên bàn phím máy tính không được sắp xếp theo bảng chữ cái alphabet. Có vẻ như chúng khá là lộn xộn. Có người cho rằng chúng hoàn toàn ngẫu nhiên, nhưng thực tế là có mục đích cả.
Nếu để ý bạn sẽ thấy 6 phím chữ góc trên cùng bên trái là QWERTY. Đây chính là tiêu chuẩn bàn phím phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Ngoài ra còn có một số dạng bàn phím khác như DVORAK, MALTRON hay QWERTZ nhưng QWERTY vẫn là thông dụng nhất.
Chiếc máy đánh chữ có bàn phím theo trật tự QWERTY.
Vậy nguồn gốc của trật tự chữ cái bàn phím như vậy từ đâu?
Quay ngược trở lại thời gian, vào những năm 1870, người đã tạo ra chiếc máy đánh chữ đầu tiên, Christopher Latham Sholes, là người đã phát minh ra bàn phím QWERTY.
Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ do Sholes sáng chế ra được xếp theo thứ tự bảng chữ cái, đặt trên ở phía cuối của thanh kim loại để ấn vào giấy khi phím đó được nhấn, nhìn giống như các phím đàn piano.
Tuy nhiên, những chữ cái được sử dụng thường xuyên lại được đặt cạnh nhau, khi người gõ máy chữ đánh nhanh thì những ký tự nằm gần nhau trên bàn phím bị kẹt, vướng vào nhau, người gõ phải dùng tay gỡ các thanh gõ ra và thường xuyên để lại dấu trên văn bản.
Hầu hết máy tính ngày nay đều sử dụng kiểu bàn phím này.
Chính vì vậy Sholes đã nghĩ ra trật tự bàn phím khác để khắc phục điểm yếu này, phát minh của ông được cấp bằng sáng chế. Sau đó, Sholes và các cộng sự của ông đã bán thiết kế của mình cho nhà sản xuất máy đánh chữ đầu tiên là Remington & Sons. Đến năm 1893, Remington và bốn nhà sản xuất máy đánh chữ lớn khác là Caligraph, Yost, Densmore và Smith-Premier đã nhất trí lấy QWERTY làm tiêu chuẩn bàn phím.
Thế nhưng, vẫn có một số giả thuyết khác về sự ra đời của bàn phím ngày nay.
Theo đó, năm 2011, các nhà nghiên cứu có tên Koichi Yasuoka và Motoko Yasuoka lại đưa ra lý luận rằng nguồn gốc bàn phím có liên quan đến bảng mã Morse, bảng mã này dùng để truyền tin trong vô tuyến điện báo.
Họ cho rằng các điện tín viên sử dụng máy đánh chữ thường xuyên nhận thấy bàn phím được sắp xếp theo bảng chữ cái rất dễ gây hiểu lầm trong việc giải mã, phiên âm các thông điệp, vậy nên người ta mới nghĩ ra kiểu bàn phím khác.
Dù đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào khẳng định nguồn gốc của việc ra đời bàn phím QWERTY một cách rõ ràng, thuyết phục nhất nhưng người ta vẫn không thể phủ nhận tác dụng của nó.
(Nguồn: Tổng hợp)
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Gửi bình luận, thích và chia sẻ trên
Video được xem nhiều nhất
Bình luận