Đây là thành phố tuyệt đẹp dưới lòng đại dương mà ai cũng muốn định cư
Ý tưởng về thành phố Aequorea không chỉ gây ấn tượng bởi vị trí đặc biệt mà còn khiến người ta tò mò với nguồn năng lượng độc lập.
Từ xa xưa, loài người đã mơ về việc xây dựng những kỳ quan kiến trúc dưới lòng đại dương. Tuy nhiên, các phát kiến này chưa thể trở thành hiện thực vì công nghệ chưa cho phép tại thời điểm đó. Và mới đây, kiến trúc sư tài năng đến từ Bỉ Vincent Callenbaut đã khơi dậy ý tưởng đó một lần nữa với bản concept đầy bất ngờ và ấn tượng về thành phố ở độ sâu 1000m dưới mặt nước mang tên Aequorea. Theo Callenbaut, thành phố của tương lai này mang mục đích tìm giải pháp bền vững cho hiện tượng biến đổi khí hậu bằng cách thúc đẩy cuộc sống trên biển.
Aequoreas không chỉ là một thành phố trên biển mà các kiến trúc sư còn tạo nên hệ thống bổ sung năng lượng tự cung tự cấp.
Được biết, Aequorea được đặt tên theo một loài sứa phát sáng trong lòng đại dương. Để thực hiện dự án này, Callenbaut đã đem tới một ý tưởng khá táo bạo: anh đề xuất tái chế nhựa gây ô nhiễm đại dương và chuyển đổi rác nổi thành vật liệu xây dựng dành cho các kiến trúc hàng hải và kỹ thuật của chính thành phố. Aequorea cung cấp hệ thống nhà ở bền vững cho người dân bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu bằng cách tạo ra một nền văn minh nước mới. Điểm nhấn đặc biệt chính là khu phức hợp năng lượng tự cung, tự cấp, tái chế tất cả rác thải và chống axit hóa đại dương.
Sau khi xây dựng, các hệ sinh thái thân thiện sẽ tiếp tục phát triển và vôi hóa tự nhiên, sử dụng canxi cacbonat chứa trong nước để tạo thành một bộ khung ngoài. Thêm vào đó, màng bán thấm để khử muối trong nước biển và vi tảo sẽ sản xuất năng lượng để sưởi ấm và điều khiển khí hậu.
Thành phố còn có thể di chuyển như tàu và tàu ngầm, có sức chứa lên đến 20.000 người.
Thành phố bao gồm các đơn vị nhà ở mô-đun, không gian làm việc, nhà máy tái chế, các phòng thí nghiệm khoa học, khách sạn, khu vực giáo dục, thể thao và trang trại.
"Trang trại dưới nước" nhìn từ trên không.
Bốn bến du thuyền được kết nối với một khu rừng ngập mặn bắt nguồn từ một nhà mái vòm nổi có đường kính 500m.
Cấu trúc xoắn của tháp siêu kháng cùng áp lực thủy tĩnh và thiết kế hình học có thể làm giảm "say tàu xe".
Sản xuất từ các trang trại hữu cơ, cây ăn quả và rau củ trên tàu được phân phối với số lượng lớn và đều được tái sử dụng.
Ngay cả đồ nội thất cũng được làm từ những vật liệu sinh học dán lại với nhau bằng vật liệu tổng hợp từ hến.
Tảo, sinh vật phù du và động vật thân mềm giàu khoáng chất, protein, vitamin được trồng làm thực phẩm và duy trì như "vườn ươm" cho các loài động vật thủy sinh và thực vật.
Khu vực vườn cây và hệ thống quan sát trên cao.
Vincent Callebaut tốt nghiệp Viện Kiến trúc Victor Horta (Bỉ) với tấm bằng loại ưu sau khi hoàn thành xuất sắc dự án "Metamuseum of Arts and Civilisations" khi mới 23 tuổi.
Kiến trúc sư tài ba đã nhận những giải thưởng danh giá như giải nhất Napoléon Godecharle - Viện Hàn lâm Nghệ thuật Brussels, giải danh dự High Line New York - Mỹ, giải danh dự BIARC Busan - Hàn Quốc.
Hy vọng rằng, dự án sáng tạo này có thể trở thành hiện thực trong tương lai không xa.
(Nguồn: MMM)
Video được xem nhiều nhất