Cô gái 24 tuổi mang hình hài trẻ con

Ngoisao.net - 09/02/2017, 01:37

Mắc chứng rối loạn tăng trưởng hormone, Sari toàn bị nhầm là đứa trẻ trong khi cô đã ngoài 20. 

Sari Rezita Ariyanti phải ngồi trên xe lăn vì không thể tự đi lại. Ảnh: Barcroft

Sari Rezita Ariyanti phải ngồi trên xe lăn vì không thể tự đi lại. Ảnh: Barcroft

Sari Rezita Ariyanti sinh năm 1993. Dù hiện tại đã 24 tuổi, cô vẫn không thể tự đi lại mà phải ngồi trên xe lăn, nhờ người thân đẩy mỗi khi muốn di chuyển.

Theo Daily Star, căn bệnh lạ cũng khiến cô gái này gặp khó khăn trong giao tiếp. Sari chỉ nói được vài từ đơn giản và chủ yếu tạo tiếng động để thu hút sự chú ý. Mẹ cô cho biết bà không hề nhận ra con mình bị bệnh gì cho tới khi con được hai tuổi. 

Là con thứ hai trong gia đình có năm anh chị em, hiện Sari sống cùng mẹ Suryani và em gái Lela ở huyện Didie Jaya, Indonesia. 

co-gai-24-tuoi-mang-hinh-hai-dua-tre-con-1

Thẻ căn cước cho thấy Sari sinh ngày 16/10/1993. Ảnh: ​Barcroft

"Tôi buồn lắm. Đứa thứ nhất và đứa thứ ba nhà tôi đều khỏe mạnh, thế nhưng Sari lại khác. Tôi rất sốc. Nhưng tạ ơn chúa, các anh chị em trong nhà rất yêu thương và chăm sóc cho nó. Mọi người khi thấy Sari đều nhìn không chớp mắt và thắc mắc tại sao con bé lại thấp và không thể đi lại được như vậy. Ngày Sari còn nhỏ, tôi thường bế nó đi chợ cùng. Có người hỏi sao Sari và con đầu của tôi trông khác nhau đến vậy. Tôi buồn mà không biết trả lời ra sao", bà Suryani tâm sự. 

Tuy sống trong thân hình một đứa bé nhưng Sari vẫn có kinh nguyệt hàng tháng. Cô cũng rất hay xin mẹ trang điểm cho mình. 

"Lúc thấy tôi dùng phấn, son và các loại kem tay, sữa dưỡng thể, con bé cũng đòi dùng. Sari nói năng không lưu loát trôi chảy và nghe như tiếng trẻ con. Không một ai, ngoài tôi, hiểu được lời con bé", bà Suryani nói thêm. 

co-gai-24-tuoi-mang-hinh-hai-dua-tre-con-2

Ngoài việc bị hạn chế vận động, Sari cũng gặp khó khăn trong việc nói năng, giao tiếp. Ảnh: Barcroft

Các bác sĩ cho biết Sari mắc hội chứng rối loạn tăng trưởng hormone và gợi ý gia đình nên cho Sari tham gia khóa vật lý trị liệu để đi lại được. Thông thường chỉ bé gái mới mắc phải hội chứng này và tỷ lệ mắc là 1/2.500 trẻ. 

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất