Chuyên gia khảo cổ 'tim đập chân run' mỗi khi tìm thấy trứng trong lăng mộ - Lý do vì đâu?

03/11/2020, 08:41

Có một lý do đặc biệt khiến các nhà khảo cổ luôn hồi hộp đến mức 'tim đập chân run' mỗi khi tìm thấy những quả trứng trong lăng mộ.

(Ảnh minh họa: Sina)

(Ảnh minh họa: Sina)

Các chuyên gia khảo cổ vốn có môi trường làm việc vô cùng khắc nghiệt. Họ phải đối diện với những hầm mộ ngạt khí, bẫy cát lún và cả các xác chết bốc mùi hôi thối, thế nhưng điều đó chưa bao giờ khiến họ sợ hãi. Nỗi lo sợ, nếu có, chính việc họ lo sợ tay mình vô tình làm phá hủy một di vật quý báu nào đó.

Và trang  Sina  mới đây đã tiết lộ, một trong những thứ làm các chuyên gia khảo cổ 'ngán' đụng tới nhất hóa ra lại là... những quả trứng.

Điều này khiến cư dân mạng Trung Quốc cảm thấy vô cùng tò mò, họ bàn tán xôn xao:  Tại sao các nhà khảo cổ rất ngại đụng chạm vào những quả trứng trong các ngôi mộ cổ?

Trước câu hỏi hóc búa này, nhiều người đã mạnh dạn đưa ra những giả thuyết  'siêu thực'  như trong trứng có chất độc chết người hay quả trứng trong lăng là đại diện của một lời nguyền đáng sợ.

Trên thực tế, trong hai thập kỷ vừa qua, rất nhiều lần khai quật lăng mộ đã phát hiện ra những quả trứng cổ đại:

Hóa thạch trứng 2.800 tuổi được trưng bày tại bảo tàng Nam Kinh ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Sina

Hóa thạch trứng 2.800 tuổi được trưng bày tại bảo tàng Nam Kinh ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: Sina

1. Tháng 12/2019, khi các chuyên viên phòng Di tích văn hóa tỉnh Tứ Xuyên bắt đầu khai quật Công viên du lịch văn hóa sinh thái Hip Hing, họ đã tìm thấy một vài quả trứng gà được chôn từ thời nhà Minh - cách thời điểm khai quật khoảng 500 năm. Trứng được đặt trong một hũ gạo nén chặt, bảo quản tương đối tốt.

2. Tháng 3/2019, các nhà khảo cổ phát hiện một nồi đất đựng trứng trong gò chôn cất từ thời Xuân Thu Chiến Quốc ở tỉnh Giang Tô. Những quả trứng này đã 2.500 tuổi. khi mới được khai quật có hình dáng bên ngoài nguyên vẹn hiếm có.

Tuy nhiên, trứng được để quá lâu nên lòng trắng và lòng đỏ đều đã bị phân hủy hết. Hũ trứng hiện được đặt ở nhiệt độ và độ ẩm ổn định, chờ nhận dạng và kiểm tra thêm.

3. Tháng 6/1999, người dân thành phố Chương Khâu, tỉnh Sơn Đông tình cờ đào được nhiều món đồ đồng trong một gò đát tại địa phương. Sau khi báo các với chính quyền, các chuyên gia của bảo tàng Chương Khâu đã có mặt tại hiện trường để khai quật. Thì ra đây là một lăng mộ nhà Hán khoảng 2.000 năm tuổi, bên trong có những quả trứng gà được bảo quản tương đối tốt.

Một quả trứng gà có tuổi thọ 2.000 năm. Ảnh: QQ

Một quả trứng gà có tuổi thọ 2.000 năm. Ảnh: QQ

Lý do đặc biệt

Với niềm tin mê tín ' trần sao, âm vậy ', người xưa đã cố gắng chôn theo cả những món ăn mình yêu thích để bước sang thế giới bên kia vẫn được no đủ, ăn những bữa cơm ngon. Đó là lý do trứng nhiều lần xuất hiện trong các lăng mộ.

Tờ  Sina  cho biết,  thực chất các chuyên gia khảo cổ không hề sợ chạm vào những quả trứng trong lăng, chỉ là họ phải vô cùng cẩn trọng khi làm việc này .

Một quả trứng gà mới đẻ đã có lớp vỏ vô cùng mỏng manh, cần phải nâng niu, huống chi đây lại là trứng cách đây hàng trăm, hàng nghìn năm, chỉ cần chạm nhẹ là sẽ vỡ vụn.

Trong một cổ mộ, bất kể món di vật nào dù là vàng ngọc hay những quả trứng gà cũng đều có giá trị khảo cổ riêng nên việc giữ cho những mẫu vật còn vẹn nguyên là vô cùng quan trọng.

Vào lần đầu tiên các chuyên gia khảo cổ tìm thấy trứng trong lăng, mọi người đều tỏ ra vô cùng mừng rỡ. Lúc ấy, có một chuyên gia tò mò đã dùng tay chạm nhẹ vào vỏ trứng, không ngờ quả trứng ngay lập tức vỡ vụn. Việc tự tay hủy đi một cổ vật có niên đại hàng thế kỷ ấy đã khiến nhà khảo cổ kia bị coi là  'tội nhân thiên cổ'  suốt một thời gian dài.

Một quả trứng cổ được trưng bày trong viên bảo tàng. Ảnh: Sohu

Một quả trứng cổ được trưng bày trong viên bảo tàng. Ảnh: Sohu

Tại một di chỉ khảo cổ khác, nhóm khảo cổ cũng phát hiện một vài quả trứng gà. Kinh qua  'trải nghiệm đau thương'  từ lần khai quật trước, các nhà khảo cổ đã hết sức nâng niu quả trứng, nhẹ nhàng dùng bàn chải lông mềm để phủi đi lớp bụi phía bên ngoài vỏ. Nhưng kết quả cũng không khác lần trước là bao, bản chải chỉ vừa chạm đến vỏ, quả trứng liền nứt vỡ.

Từ đó trở đi, những quả trứng vô hại trở thành nỗi sợ của giới khảo cổ. Món cổ vật này chỉ cần chạm nhẹ đã tan nát, thật khó để có thể bảo quản nguyên trạng.

Dù gặp phải những sự cố này, các chuyên gia vẫn tận tụy thu gom lại từng mảnh trứng vỡ để đem về phục chế nguyên dạng và trưng bày ở nhiều bảo tàng.

Thông qua DNA thu được trên vỏ trứng, các nhà khảo cổ vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và sử dụng công nghệ để phục dựng lại hình dáng của những chú gà đã sống cách đây hàng thế kỷ.

Bài viết tham khảo từ Sina, Qulishi

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất