Chuyện gì thực sự đã xảy ra ở thảm họa hạt nhân kinh khủng nhất thế giới Chernobyl? Khoa học tin tất cả đã nhầm!

Kênh 14 - 22/11/2017, 13:42

Sau hơn 30 năm, hóa ra tất cả đã sai khi nói về nguyên nhân thực sự gây ra thảm họa Chernobyl - thảm họa hạt nhân kinh khủng nhất thế giới.

Năm 1986, có một sự kiện đã xảy ra, mà đến nay vẫn được xem là thảm họa hạt nhân kinh khủng nhất thế giới. Khi ấy, một nồi hơi trong nhà máy điện nguyên tử Chernobyl bỗng phát nổ, tạo nên một chuỗi thảm họa trực tiếp khiến 56 người tử vong. 

Nhưng chưa hết, ước tính ít nhất 4000 nạn nhân khác đã tử vong, kèm theo hàng triệu người tại châu Âu và Nga tiếp xúc phóng xạ ở nồng độ nguy hiểm.

 - Ảnh 1.

 

Tuy nhiên theo một nghiên cứu mới nhất, rất có thể cả thế giới đã nhầm về nguyên nhân gây ra thảm họa nói trên. Theo đó, vụ nổ không xuất phát từ một nồi hơi, mà thực sự đến từ một lò phản ứng nguyên tử.

Các chuyên gia tin rằng chuỗi những vụ nổ xảy ra tại Chernoby bắt nguồn từ một lò phản ứng. Ngay sau đó - chỉ khoảng 2,7s, nồi hơi mới phát nổ, qua đó đẩy một lượng bụi phóng xạ khổng lồ vào không khí khu vực Bắc Ukraine. 

"Chúng tôi dựa trên những tính toán và quan sát thực tế, qua đó tin rằng có thể giải thích thật chi tiết thảm kịch đã xảy ra tại Chernobyl 31 năm về trước." -  trích lời Lars-Erik De Geer, tác giả nghiên cứu đến từ Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Thụy Điển.

 - Ảnh 2.

Vụ nổ thảm họa năm 1986

Theo De Geer, nhóm chuyên gia đã dựa trên 3 bằng chứng. Đầu tiên, cơ sở nghiên cứu nguyên tử tại Nga đã xác nhận các sản phẩm phân hạch xenon (thứ vốn được tìm thấy tại các lò phản ứng) trong khoảng 300km khu vực phía Bắc Moscow. Đó là thảm họa quá lớn nếu so với một vụ nổ nồi hơi.

Tiếp theo, dựa trên công nghệ mới nhất về khả năng phân tán qua thời tiết, các đồng vị xenon chỉ đến được những khu vực xa như vậy ở phương Bắc, nếu như chúng phát nổ ở một độ cao lớn hơn so với những phân tử do nồi hơi phát nổ - thứ đã đẩy các phân tử xenon về phía Tây Âu. 

Và cuối cùng là nhiệt lượng đủ lớn để làm tan chảy tấm chắn dày tới 2m dưới đáy lò. Theo các chuyên gia, nhiệt lượng ấy phải đến từ một vụ nổ nguyên tử.

 - Ảnh 3.

 

Bên cạnh đó, các nhân chứng cũng chia sẻ về hình ảnh "chớp sáng xanh cực lớn" vào thời điểm  vụ nổ đầu tiên xảy ra. Đó là cơ sở để nhóm chuyên gia tin vào giả thuyết của mình.

"Giả thuyết của chúng tôi dựa vào những hiểu biết về phản ứng xảy ra khi một lò phản ứng phát nổ" - De Geer chia sẻ thêm.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nuclear Technology.

Theo Trí thức trẻ
 
Nguồn: Independent, Daily Mail

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất