Cận cảnh cách làm kính áp tròng thời xưa khiến bạn chảy nước mắt
Trong quá khứ, chỉ có những người thực sự... gan dạ mới "dám" đi làm kính áp tròng thôi.
Có lẽ không ít người trong chúng ta đã quen thuộc với kính áp tròng - vật dụng thay thế hoàn hảo của những cặp kính bình thường nặng nề và cồng kềnh.
Tiện dụng là vậy nhưng ít ai biết đến rằng cách đây hơn 60 năm, cụ thể là vào năm 1948, chỉ có những người... can đảm nhất mới dám đi lắp kính áp tròng mà thôi.
Quy trình làm kính áp tròng có phần... kinh dị của người xưa
Cặp kính áp tròng đầu tiên được sản xuất vào năm 1888, với thiết kế theo đúng... nghĩa đen: một cặp mắt bằng kính lắp vừa vặn vào tròng mắt.
Để tạo ra mắt kính, bác sĩ sẽ phải tiến hành lấy khuôn của mắt bệnh nhân và đây cũng chính là quá trình... kinh dị nhất.
Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy khuôn bằng cách… áp một hợp chất có khả năng đông cứng nhanh thẳng vào tròng mắt người bệnh.
Quá trình lấy khuôn này mất khoảng 2 phút. Mắt kính bằng nhựa sau đó được tạo hình bằng cách sử dụng bộ khuôn vừa có được.
Để thấy rõ hơn quá trình này, mời các bạn xem video sau đây.
Cặp kính áp tròng được miêu tả trong video là loại kính làm bằng chất liệu nửa nhựa - nửa thủy tinh, là loại gần như tiên tiến nhất vào thập niên 1940.
Một cặp kính như vậy được quảng cáo là có thể đeo liên tục từ 6 - 8h và có giá khoảng 75 bảng Anh (tương đương 115 USD - khoảng 2,6 triệu VND theo tỷ giá hiện tại nhưng là một khoản tiền không nhỏ vào thời điểm đó). Và cũng chính vì thế, chỉ có những người khá giả và... gan dạ nữa mới có thể chạy theo "mốt" kính áp tròng thời bấy giờ.
Và lịch sử "thăng trầm" của kính áp tròng
Những ý tưởng đầu tiên về một tròng kính đặt trong mắt đã xuất hiện từ năm 1509 bởi nhà thiên tài Leonardo da Vinci. Ông đã đưa ra ý tưởng rằng thị lực của mắt người có thể thay đổi khi giác mạc tiếp xúc trực tiếp với nước.
Trong vòng vài thập kỉ sau, các nhà sáng chế đã đưa ra nhiều phát minh dựa trên lý thuyết này, ví dụ như phi hành gia người Mỹ - John Herschel, với ý tưởng về việc lấy khuôn mắt người để tạo kính vừa với tròng mắt vào năm 1827.
Tuy nhiên những chiếc áp tròng ban đầu này vẫn được làm bằng kính nên có nhược điểm là nặng nề và bao phủ toàn bộ tròng mắt, do đó không được ủng hộ.
Ngoài ra, khác với các bộ phận của cơ thể lấy oxy từ máu, đôi mắt của chúng ta nhận oxy trực tiếp từ không khí. Vậy nên với một thấu kính dày 18-21mm chắn khắp bề mặt mắt, chúng sẽ dễ dàng… chết ngạt.
Tuy vậy kiểu kính này vẫn tồn tại trong vòng 60 năm nữa cho đến thập niên 1930, hay cụ thể hơn là năm 1936, loại áp tròng pha trộn giữa thủy tinh và nhựa đầu tiên đã được phát mình, giúp cho người đeo cảm thấy "nhẹ nhàng hơn".
Nhưng dù đã có những tiến bộ về chất liệu thì thấu kính lúc này vẫn bao gọn tròng mắt. Chính vì thế mà cách lấy khuôn mắt “kinh dị” như trong video vẫn được sử dụng. Phải chờ đến sau 1948, loại kính áp tròng nhỏ chỉ bao phủ giác mạc mới xuất hiện.
Video được xem nhiều nhất