Bạn có biết: "Thần dược cho quý ông" Viagra ra đời chỉ là vì tai nạn?
Viagra - cái tên đã quá quen thuộc đến mức dù không dùng những vẫn từng nghe đến. Có điều, loại "thần dược cho đàn ông" này lại có sự tích ra đời rất kỳ cục.
Thuốc chữa đau thắt ngực lại hoá... "thần dược"
Ra đời vào năm 1998, cho đến nay, Viagra vẫn là cỗ máy kiếm tiền siêu khủng của hãng dược phẩm Pfizer. Theo một báo cáo, chỉ riêng trong năm 2012, doanh thu của Viagra đã đạt 2 tỉ đô la Mỹ.
Điều bất ngờ nhất là, Pfizer vốn chưa từng có ý định chế tạo thuốc chữa trị chứng Rối loạn cương dương (hay còn gọi là "bất lực") này.
Viagra - thần dược cực kỳ nổi tiếng của phái mạnh
Những nhà nghiên cứu của Pfizer vốn đang thử nghiệm một lô thuốc chữa chứng đau thắt ngực. Họ muốn một loại thuốc có thể làm các mạch máu được thư giãn. Tuy nhiên, thử nghiệm này nhanh chóng mang lại thất vọng, khi những người dùng phản hồi rằng họ gặp phản ứng phụ theo cái cách cực kỳ... khó nói.
Đó là, các quý ông đều rơi vào trạng thái "12h" sau khi dùng thuốc.
Các thử nghiệm sau đó cho thấy lô thuốc này có khả năng ức chế sự sản sinh của một loại enzyme làm suy yếu sự cương cứng. Có nghĩa sau khi dùng thuốc, bạn sẽ không thể "xìu" nổi cho đến khi thuốc hết tác dụng.
Sau đó, Pfizer đổi tên thuốc thành Viagra, và loại thuốc này nhanh chóng trở nên cực kỳ phổ biến trong công chúng.
Trước khi Viagra trình làng vào năm 1998, chưa từng có loại thuốc uống nào chữa được chứng rối loạn cương dương cả. Những người kém may mắn chỉ có thể cải thiện tình hình bằng cách tiêm thuốc trực tiếp, hoặc phải phẫu thuật cho... cương vĩnh viễn luôn.
Tóm lại, nhờ vào sự thất bại của lô thuốc chữa đau thắt ngực năm ấy mà giờ đây, cánh mày râu có thêm một lựa chọn, còn Viagra trở thành một trong những loại thuốc được tiêu thụ rộng khắp thế giới.
"Thần dược" không chỉ dành cho chuyện ấy!
Viagra chẳng những là cứu cánh của đàn ông mà còn là "anh hùng" trong giới thực vật. Bằng chứng gây sửng sốt nhất về tác dụng của Viagra đối với cây cỏ đến từ Ya’acov Leshem - nhà khoa học người Iran chuyên nghiên cứu về hoa.
Ông có linh cảm rằng Viagra cũng sẽ có tác dụng kỳ diệu tương tự trên thực vật, nên đã bỏ một ít thuốc vào bình hoa. Kết quả, ông phát hiện rằng hoa giữ độ tươi lâu hơn bình thường.
"Những bông hoa nhìn tươi, màu sắc và độ mềm mại giữ được lâu hơn", theo lời nhà khoa học Leshem.
Cùng một kết luận tương tự, giáo sư Steven Neill tại ĐH West England ở Bristol cho rằng: "Sự thiếu hụt nước toàn cầu sẽ là vấn đề môi trường lớn trong thế kỷ này, vì vậy bất cứ điều gì cải thiện hiệu quả sử dụng nước ở thực vật đều trở nên hấp dẫn."
Cactus, Theo Helino
Nguồn: Howstuffworks, BBC
Video được xem nhiều nhất