10 vạn dân chạy xa khỏi núi lửa, linh mục trèo lên “xin đừng phun”
Năm 1963, ngọn núi lửa ở đảo Bali từng phun trào khiến hơn 1.000 người thiệt mạng.
- Sống sót thần kỳ sau khi rơi vào miệng núi lửa đỏ rực
- Ngã vào dung nham vẫn có thể sống sót - điều xảy ra duy nhất tại ngọn núi lửa lạnh nhất thế giới này
- Một trong những ngọn núi lửa mạnh nhất lịch sử nhân loại đang hoạt động trở lại
- Đôi trẻ liều lĩnh chụp ảnh cưới bên miệng núi lửa
- Bộ ảnh cưới bên núi lửa sông băng đẹp đến nín thở của cặp đôi chơi trội
3 linh mục có mặt trên núi lửa Agung.
Jerro Mangku Ada là linh mục người Indonesia. Cách đây ít ngày, Ada đã leo lên ngọn núi lửa Agung của đảo Bali với mục đích “cầu xin ngọn núi đừng phun trào”. Trả lời trên tờ Fairfax Media, Ada nói rằng “Chúa khuyên bảo tôi lên ngọn núi lửa trình bày tâm nguyện”.
Ada nói rằng ông làm như vậy vì muốn toàn dân trên đảo Bali được bình yên. Đây là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Indonesia, thu hút rất đông du khách phương Tây tới lướt sóng, nghỉ dưỡng. Đảo Bali từng hứng chịu nhiều trận động đất, sóng thần và khiến hàng trăm du khách thiệt mạng.
Chỉ riêng ngày 1.10 vừa qua, hơn 300 rung chấn xuất hiện ở hòn đảo này. Những cột khói cao từ núi lửa Agung có thể nhìn thấy từ cách xa 200 mét. Sau khi xuất hiện nhiều dấu hiệu ngọn núi lửa ở Bali có thể phun trào, hơn 143.000 người dân ở đây đã di tản.
Núi lửa Agung nhìn từ xa.
Trung tâm Núi lửa và Cảnh báo thảm họa địa chất Indonesia nói rằng núi Agung hoạt động mạnh từ hôm 30.9 với hơn 500 rung chấn đủ mức độ. Dù vậy, nhiều khách du lịch vẫn đổ tới Bali thưởng lãm vẻ đẹp của ngọn núi lửa này.
Lần cuối cùng núi lửa Agung phun trào là năm 1963, khiến 1.100 người thiệt mạng và tro bụi bay cao 10 km.
Theo Quang Minh
Dân Việt
Video được xem nhiều nhất