10 hiện tượng tự nhiên kỳ lạ và tuyệt vời nhất thế giới

24h - 24/08/2015, 10:20

Lỗ mây, hoa băng, sét núi lửa.. là những hiện tượng hiếm gặp và ít người biết đến.

 

Trên thế giới có vô vàn những hiện tượng tự nhiên thú vị và có đôi khi chúng đã tạo ra cho con người những kiệt tác nghệ thuật, khiến ai nấy đều ngạc nhiên.

Lỗ mây

Lỗ mây là một khoảng trống hình tròn lớn có thể xuất hiện trong các đám mây ti tích hoặc mây trung tích. Những lỗ này hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng.

 - 1

Khi một phần đám mây bắt đầu đóng băng, nó sẽ gây ra một hiệu ứng dây chuyền, do quá trình Bergeron, khiến cho hơi nước xung quanh nó cũng đóng băng và rơi xuống. Hiện tượng này gây ra một cái lỗ, thường là hình tròn, trong đám mây.

Hoa Băng

 - 2

Những bông hoa băng được hình thành trên biển băng trẻ (mới hình thành) ở các vùng biển lạnh. Hoa băng chỉ hình thành trong điều kiện lạnh và ít gió. Các cụm băng có đường kính 4 cm và thường có hình dạng của một bông hoa. Vì được hình thành từ nước biển nên các bông hoa băng đều kết tinh hàm lượng muối cao.

Hố xanh khổng lồ

 - 3

Là một trong những hố đại dương rộng nhất thế giới, Great Blue Hole rộng gần 304 m, sâu 122 m. Hố có vách đá ngầm phát sáng nhờ cát và san hô, trong khi nước màu xanh thẫm.

Bạch đàn cầu vồng 

 - 4

Bạch đàn cầu vồng xảy ra ở Bắc bán cầu, là bản vá lỗi vỏ ngoài của cây vào những thời điểm khác nhau. Trong một năm, cây bạch đàn 7 sắc thay vỏ nhiều lần. Sau mỗi quá trình này, hiệu ứng màu sắc lại trở nên rõ rệt hơn khi nó để lộ lớp vỏ bên trong màu xanh lá, cam, tím.

Cầu vồng

 - 5

Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.

Vòng tròn bí ẩn dưới đáy biển

 - 6

Vòng tròn bí ẩn dưới đáy biển của Nhật Bản này là do những chú cá Fugu nhỏ bé với chiều dài chỉ vài cm tạo nên. Trước tiên, chúng bơi dưới đáy biển theo vòng tròn vài giờ đồng hồ, sau đó dùng vây vẽ nên những đường rãnh chỉ bằng một động tác giống nhau. Mục đích chính của việc làm này là thu hút bạn tình.

Sóng phát quang sinh học

Sóng phát quang sin học có thể tìm thấy ở Maldives, được tạo ra bởi tảo dinoflagellate nổi trên bề mặt biển và di chuyển quanh các luồng nước, tạo ra các xung điện quanh hạt proton, ngăn không cho nước thấm vào bên trong các vi sinh vật.  

 - 7

Sau đó chính những xung điện này tạo ra các kênh proton nhạy điện áp, kích hoạt hàng loạt phản ứng hóa học, trong đó có protein luciferase – chịu trách nhiệm hình thành ánh sáng xanh neon bên trong cơ thể loài tảo.

Cực quang

Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. 

 - 8

Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.

Sét núi lửa 

 - 9

Các nhà khoa học chưa thể giải thích được vì sao sét lại xuất hiện khi núi lửa phun trào. Họ cho rằng những phân tử tro được sạc điện phụt ra trong quá trình núi lửa hoạt động đã phản ứng với không khí để tạo ra những tia sáng trắng như thế.

Cua đỏ

 - 10

Trên đảo Christmas của Australia, hàng năm có hàng triệu con cua ot di cư tràn ngập trên đường đi lại, tạo nên một cảnh tượng vô cùng tuyệt vời.

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất