Tranh cổ động thập niên 90 rực rỡ phủ kín ngõ phố ở Hà Nội

Dân trí - 21/04/2017, 13:29

Những bức tranh đủ loại kích thước lớn nhỏ và sắc màu phủ kín con ngõ Ao Dài (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) khiến nhiều người phải kinh ngạc.

Những bức tranh sinh động, tươi vui phản ánh cuộc sống, cổ vũ tinh thần học tập, lao động được cụ ông Cao Trí Thịnh vẽ kín các bức tường trong ngõ Ao Dài, đường Điện Cơ, thuộc phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Những bức tranh sinh động, tươi vui phản ánh cuộc sống, cổ vũ tinh thần học tập, lao động được cụ ông Cao Trí Thịnh vẽ kín các bức tường trong ngõ Ao Dài, đường Điện Cơ, thuộc phường Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Những bức tranh này được vẽ bởi một cụ ông đã 96 tuổi, là một người dân địa phương. Cụ Thịnh là một công dân từ nơi khác tới nhưng đã sống lâu năm ở mảnh đất này. Ở đây, ai cũng quý ông cụ hiền hoà, lại có tài vẽ tranh.

Những bức tranh này được vẽ bởi một cụ ông đã 96 tuổi, là một người dân địa phương. Cụ Thịnh là một công dân từ nơi khác tới nhưng đã sống lâu năm ở mảnh đất này. Ở đây, ai cũng quý ông cụ hiền hoà, lại có tài vẽ tranh.

 Cụ Thịnh đã bắt đầu vẽ tranh trên tường của những con ngõ nhỏ quanh nhà từ rất lâu rồi nhưng gần đây mới có người chụp ảnh lại, đưa lên mạng nên mới gây xôn xao.

Cụ Thịnh đã bắt đầu vẽ tranh trên tường của những con ngõ nhỏ quanh nhà từ rất lâu rồi nhưng gần đây mới có người chụp ảnh lại, đưa lên mạng nên mới gây xôn xao.

Hiện nay, tác giả của những bức tranh này sức khỏe đã yếu nên phải nằm viện. Trả lời câu hỏi tò mò của du khách ghé thăm ngõ Ao Dài chỉ có người nhà, hàng xóm của cụ Thịnh.

Hiện nay, tác giả của những bức tranh này sức khỏe đã yếu nên phải nằm viện. Trả lời câu hỏi tò mò của du khách ghé thăm ngõ Ao Dài chỉ có người nhà, hàng xóm của cụ Thịnh.

Hàng xóm của cụ Thịnh nói rằng vẽ là sở thích khi rảnh rỗi. Cụ vẽ cho cảnh vật xung quanh thêm sinh động, tươi vui. Ngoài ra, cụ Thịnh còn làm thơ, viết văn. Thú vui sống của ông cụ giống như những “tao nhân mặc khách” ngày xưa, rất được cư dân địa phương kính trọng và nể phục.

Hàng xóm của cụ Thịnh nói rằng vẽ là sở thích khi rảnh rỗi. Cụ vẽ cho cảnh vật xung quanh thêm sinh động, tươi vui. Ngoài ra, cụ Thịnh còn làm thơ, viết văn. Thú vui sống của ông cụ giống như những “tao nhân mặc khách” ngày xưa, rất được cư dân địa phương kính trọng và nể phục.

Các bức tranh cụ vẽ có “lịch sử” từ những năm 1990, đến bây giờ không ai nhớ rõ ông cụ đã bắt đầu vẽ tranh lên tường từ khi nào. Dù cụ kí tên dưới từng bức vẽ nhưng năm tháng đã phai mờ nhiều.

Các bức tranh cụ vẽ có “lịch sử” từ những năm 1990, đến bây giờ không ai nhớ rõ ông cụ đã bắt đầu vẽ tranh lên tường từ khi nào. Dù cụ kí tên dưới từng bức vẽ nhưng năm tháng đã phai mờ nhiều.

Các bức tranh đi kèm với khẩu hiệu của thập niên 90 khiến người xem hoài niệm.

Các bức tranh đi kèm với khẩu hiệu của thập niên 90 khiến người xem hoài niệm.

Nhìn tranh của cụ Thịnh, người ta như thấy lại thời kì lịch sử của Thủ đô, khi tranh cổ động, tranh phong trào còn rất thịnh hành. Phong cách vẽ của ông cụ có lẽ cũng ảnh hưởng bởi dòng tranh nói trên. Chính bởi vậy mà những bức tranh đều toát lên màu sắc tươi vui, hết sức sinh động.

Nhìn tranh của cụ Thịnh, người ta như thấy lại thời kì lịch sử của Thủ đô, khi tranh cổ động, tranh phong trào còn rất thịnh hành. Phong cách vẽ của ông cụ có lẽ cũng ảnh hưởng bởi dòng tranh nói trên. Chính bởi vậy mà những bức tranh đều toát lên màu sắc tươi vui, hết sức sinh động.

Người dân địa phương yêu thích những bức tranh và tiếc công cụ Thịnh nên dù đã nhiều năm trôi qua, họ vẫn cố gắng giữ lại nguyên vẹn những bức tranh trên tường làng ngõ xóm.

Người dân địa phương yêu thích những bức tranh và tiếc công cụ Thịnh nên dù đã nhiều năm trôi qua, họ vẫn cố gắng giữ lại nguyên vẹn những bức tranh trên tường làng ngõ xóm.

Không chỉ khẩu hiệu mà cả những bài thơ cũng được cụ Thịnh vẽ kèm tranh tuyên truyền.

Không chỉ khẩu hiệu mà cả những bài thơ cũng được cụ Thịnh vẽ kèm tranh tuyên truyền.

Ông Thắng, một người dân địa phương khá vui khi thấy nhiều du khách quan tâm tới những bức tranh của cụ Thịnh, đồng thời cũng cảm thấy tự hào vì vẻ đẹp của quê hương.

Ông Thắng, một người dân địa phương khá vui khi thấy nhiều du khách quan tâm tới những bức tranh của cụ Thịnh, đồng thời cũng cảm thấy tự hào vì vẻ đẹp của quê hương.

Trẻ em trong xóm vẫn thường hay vui chơi bên cạnh những bức tranh mà cụ Thịnh phóng tác.

Trẻ em trong xóm vẫn thường hay vui chơi bên cạnh những bức tranh mà cụ Thịnh phóng tác.

Một bức tranh trẻ em học bài thơ về Bác Hồ ở ngõ Ao Dài.

Một bức tranh trẻ em học bài thơ về Bác Hồ ở ngõ Ao Dài.

Theo Mai Châm / Dân trí

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất