Chiêm ngưỡng "bảo tàng cổ vật" dưới lòng tòa nhà Quốc hội

Người đưa tin - 29/05/2016, 07:34

Khu trưng bày khảo cổ dưới lòng tòa nhà Quốc hội được xem là bảo tàng khảo cổ học đầu tiên ở Việt Nam, được cấu trúc theo lát cắt địa tầng khảo cổ, theo diễn tiến thời gian.

Sau gần 4 năm miệt mài làm việc, các nhà khoa học của trung tâm Nghiên cứu Kinh thành (viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã hoàn thành khu trưng bày “Những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất nhà Quốc hội”. Đây cũng được xem là bảo tàng Khảo cổ học đầu tiên tại Việt Nam. Được biết, khu trưng bày đã chính thức đi vào hoạt động, phục vụ nhân dân từ 19/5 vừa qua.

Dưới đây là một số hình ảnh PV Người Đưa Tin ghi nhận tại khu trưng bày:

 - Ảnh 1
Không gian trưng bày gồm 2 tầng hầm phía Đông nhà Quốc hội. Khu trưng bày được cấu trúc theo lát cắt địa tầng khảo cổ, theo diễn biến thời gian từ xưa lại gần và nội dung được thể hiện lồng ghép, xen cài giữa di tích và di vật, trong đó, di tích là “hồn cốt” của khu trưng bày.
 - Ảnh 2
Tầng hầm 01 (có diện tích khoảng 1.700m2) là nơi giới thiệu các di tích, di vật từ thời Lý, Trần, Lê được trưng bày bên trong không gian của một di tích kiến trúc cung điện thời Lý, được tái tạo dưới mặt sàn giống như bối cảnh khai quật.
 - Ảnh 3

Giếng cổ cùng những hiện vật khác thời Lý - Trần được trưng bày

 - Ảnh 4

Bức tranh tường Bình minh Thăng Long do nữ tác giả Bùi Thu Trang sáng tác

 - Ảnh 5
Mộ ngựa.
 - Ảnh 6
Tầng hầm 2 (có diện tích gần 2.000m2) trưng bày các di vật thời kì tiền Thăng Long (thế kỉ VII-X). Đây là thời kì trước khi xây dựng kinh đô Thăng Long, gồm thời Đại La (thế kỷ VII-IX) và thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X). Các di tích gồm nền móng kiến trúc cùng giếng nước, mộ ngựa, xâu tiền...
 - Ảnh 7

Những vật dụng bằng đất nung

 - Ảnh 8

Những đồ gốm sứ giai đoạn Lý - Trần - Lê được khai quật

 - Ảnh 9

Giếng nước thời Lê

 - Ảnh 10

Tiền cổ

Phạm Thiệu

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất