6 Bí quyết để đặt câu hỏi hay trong công việc
Dưới đây là một vài bí quyết để phát triển câu hỏi hay, hãy cùng tham khảo nhé!
Trong suốt quá trình học tập, rèn luyện ở quãng đời sinh viên cũng như đến khi bắt đầu đi làm bạn đều cần phải nỗ lực hết mình để tích lũy, trau dồi kiến thức cho bản thân và kinh nghiệm làm việc. Và một trong những cách để đạt được những điều này là bạn nên đặt câu hỏi nhiều hơn với mọi người xung quanh, với cấp trên nhằm học hỏi tất cả từ họ. Tuy nhiên, không ai nói tất cả mọi thứ bạn muốn nghe theo thứ tự chính xác, có chiều sâu và chi tiết. Đó là lí do tại sao bạn cần kỹ năng đưa ra câu hỏi hay. Các câu hỏi được xây dựng tốt có thể khuyến khích và dẫn dắt cuộc thảo luận theo chiều hướng tốt nhất.
Dưới đây là một vài bí quyết để phát triển câu hỏi hay, hãy cùng tham khảo nhé!
Tìm kiếm thông tin việc làm uy tín tại: https://www.careerlink.vn/tim-viec-lam-nhanh
Hiểu mục đích của bản thân
Cho dù bạn là nhân viên đang thử việc hay là một người đã gắn bó với công ty được nhiều năm thì chắc hẳn vẫn có nhiều thắc mắc và còn thiếu hụt kiến thức chuyên môn cần câu giải đáp từ đồng nghiệp hoặc cấp trên, cho nên việc đầu tiên đó chính là cần hiểu rõ rằng mình cần đặt câu hỏi với mục đích gì, mong muốn giải quyết những tồn đọng, thắc mắc hay là sự thiếu hụt về kĩ năng, kiến thức chuyên môn lẫn nhiều vấn đề xung quanh môi trường công sở. Đó chính là mấu chốt để bạn đặt đúng câu hỏi, nhận được câu trả lời thỏa đáng.
Lên sẵn danh sách các câu hỏi
Tiếp theo để không phải lúng túng, làm mất thời gian của đôi bên thì bạn cần lập danh sách những câu hỏi mà bạn muốn được người khác trả lời, giải thích. Hãy phác thảo các thông tin mục tiêu và một chuỗi các câu hỏi liên quan để giúp bạn theo dõi cuộc trò chuyện và đưa ra cách xử lý thích hợp.
Không đặt câu hỏi dạng “Có – Không”
Theo chia sẻ của Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng Careerlink.vn, khi đặt những câu hỏi “Có hoặc không” như thế này thì thông tin bạn thu về thường không được trọn vẹn, không giải quyết sâu sát vấn đề bạn đặt ra ban đầu vì có thể họ chỉ trả lời 1 trong 2 là “có” hoặc “không” mà thôi. Ví dụ một số câu như: “… điều này có đúng không?”, “Tôi có nên làm theo hướng A thay vì hướng B không?” hay là “Anh/chị có nghĩ rằng như thế này là hợp lý không?”… Tất cả những câu như vậy thường rất dễ đi vào ngõ cụt.
Thay vào đó, hãy hỏi các câu hỏi mở. Bằng cách này, bạn sẽ có được thông tin chi tiết và thông tin bổ sung mà có thể bạn không biết chúng tồn tại. Với những câu hỏi bắt đầu bằng Ai? Ở đâu? Cái gì? Khi nào? Tại sao và Như thế nào?, bạn sẽ nhận được lời giải đáp thỏa đáng hơn.
Sử dụng ngôn ngữ của người nghe, hạn chế dùng từ chuyên ngành
Nếu như người nghe cùng lĩnh vực với bạn thì việc dùng những từ ngữ chuyên môn là bình thường, nhưng khi trao đổi với ai đó bên ngoài ngành thì bạn nên đặt mình vào vị trí của họ để hình dung khách quan hơn. Điều này tránh mất thời gian cho cả đôi bên đồng thời nhận được kết quả như bạn mong đợi.
Sử dụng sức mạnh của sự im lặng
Hãy thoải mái với việc đặt câu hỏi, lắng nghe phản hồi và sau đó chờ đợi thêm. Có thể người bạn đang hỏi có nhiều thông tin hơn và sẽ nói ra khi bạn im lặng chờ đợi. Bạn cần thoải mái với khoảng thời gian im lặng đó trước khi cất tiếng. Mọi người cảm thấy phải lấp đầy khoảng thời gian trống trong cuộc trò chuyện và thường thì họ sẽ đưa ra những thông tin quan trọng mà bạn tìm kiếm.
Không nên ngắt lời
Hành động ngắt lời được xem là điều tối kị trong giao tiếp bình thường, chưa kể đến việc bạn đang đặt câu hỏi và nhờ người khác trả lời. Khi đang trò chuyện, hành vi này sẽ chứng minh rằng bạn là một người không lịch sự, không biết trân trọng và tiếp thu những gì họ đang trình bày. Ngoài ra, khi bị ngắt quãng sẽ khiến cho luồng suy nghĩ, tư duy tập trung bị gián đoạn và dễ bị “chệch hướng” nội dung so với những gì mà bạn mong muốn được giải đáp.
Tuy nhiên, nếu thời gian quá eo hẹp và đối phương đi quá xa chủ đề thì tất nhiên bạn cần phải gián đoạn. Hãy lịch sự nhất có thể khi làm điều đó.
Tiến Huy
Video được xem nhiều nhất