5 lí do làm giảm động lực trong công việc và cách vượt qua

03/08/2019, 06:53

Có những giai đoạn bạn sẽ rơi vào tình trạng “khủng hoảng”, cảm thấy mất hết động lực làm việc. Nếu kéo dài, tình hình sẽ xấu dần đi. Do đó, bạn cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.

Bạn đã viết thư từ chối nhận việc cho nhiều nhà tuyển dụng khác để làm công việc bạn yêu thích. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng giữ được tinh thần lạc quan và thái độ hứng khởi với công việcđó. Có những giai đoạn bạn sẽ rơi vào tình trạng “khủng hoảng”, cảm thấy mất hết động lực làm việc. Nếu kéo dài, tình hình sẽ xấu dần đi. Do đó, bạn cần tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trước đó bạn nên biết được nguyên nhân dẫn đến việc giảm động lực để có cách xử lý hiệu quả hơn. Dưới đây là 5 lí do phổ biến thường hay gặp, hãy cùng tham khảo nhé.

Ít cơ hội thăng tiến

Bạn là người có mục tiêu rõ ràng, có tham vọng sẽ tiến xa hơn. Tuy nhiên, bạn nhận thấy công việc đang làm “tương lai mờ mịt”,không có cơ hội nào để thăng tiến. Công ty không có chế độ đào tạo, cũng không có lộ trình phát triển cho nhân viên rõ ràng. Chẳng hạn, không có vị trí nhóm trưởng, quản lý hay cấp cao hơn để dành cho cá nhân ưu tú, cống hiến nhiều và cho dù hội tụ đủ các phẩm chất lãnh đạo. Điều này là một trong những lý do hàng đầu làm bạn chán nản, thiếu động lực làm việc.

Để vượt qua được tình trạng này, trước hết bạn cần thay đổi suy nghĩ, giữ tinh thần lạc quan và điều quan trọng nhất là làm thật tốt công việc của mình, thể hiện bản thân mình có năng lực, là “hạt giống”tốt-  nhân tố có thể bổ sung vào đội ngũ quản lý trong tương lai. Khi bạn đã nỗ lực khẳng định được thương hiệu bản thân thì có thể sẵn sàng đón nhận các cơ hội mới. Khi công ty cần người cho vị trí quản lý, bạn sẽ có khả năng được cấp trên chú ý và chọn nếu đủ tiêu chuẩn.

Mức lương không như mong đợi

Bạn cảm thấy mức lương mình nhận được chưa xứng đáng với vị trí công việc và công sức mà mình bỏ ra. Nhìn xung quanh đồng nghiệp đều được nhận lương tương xứng trong khi mức lương của bạn lẹt đẹt.Điều này sẽ làm bạn chán nản và giảm động lực làm việc. Để vượt qua được vấn đề này, bạn nên xem xét lại công việc, khả năng đáp ứng của mình cho công việc bạn đang làm… nếu thấy cống hiến của bạn xứng đáng nhận mức lương tốt hơn thì nên chọn cơ hội thuận lợi để đề xuấttăng lương.

Trước khi thương lượng, cần nắm rõ các thời điểm thuận lợi sao cho ý định của mình có nhiều khả năng đạt được thành công. Chẳng hạn, công ty đang phát triển bình thường, thậm chí ăn nên làm ra, không phải gặp khó khăn hay vấn đề gì lớn; bạn vừa lập được công trạng hoặc có kết quả làm việc rất tốt, mang lại lợi nhuận lớn cho công ty; vị trí của bạn thực sự quan trọng nếu nghỉ việc công ty sẽ mất thời gian dài kiếm người thay thế... Bạn phải phân tích và thuyết phục cho sếp thấy rằng, bạn hoàn toàn xứng đáng với mức lương cao hơn.

Bất mãn với quản lý

Bạn cảm thấy cấp trên của mình yếu kém, không có kỹ năng quản lý, hay đơn giản sếp không đánh giá đúng được giá trị của bạn, thiên vị cho đồng nghiệp khác... Những điều này gây ra tâm lý bất mãnvới sếp, cảm thấy chán nản.

Phải làm gì để vượt qua tình trạng này? Bạn cũng không thể yêu cầu thay đổi sếp. Chính vì vậy giải pháp duy nhất đó là thay đổi cách nhìn của sếp về bạn, thể hiện cho sếp thấy năng lực và thái độ làm việc tích cực.Đồng thời cũng không quá chú ý tiểu tiết, khắt khe soi điểm yếu của sếp.

Công việc không đúng chuyên môn, sở trường

Bạn được giao phần việc không đúng với năng lực chuyên môn, nguyện vọng ban đầu hoặc nhận ra công việc hiện tại mình đảm trách càng ngày càng chán. Bạn cảm thấy không còn hứng thú với công việc này nữa chỉ muốn đi làm cho hết thời gian.

Đối với bất kì người nào, khi rơi vào trường hợp này thực sự rất khó chịu. Bởi vì làm công việc mà mình không yêu thích hoặc khác chuyên môn sẽ có những khó khăn mà chính bạn phải tự vượt qua.

Để khắc phục, bạn cần trao đổi lại với cấp trên, bày tỏ nguyện vọng và sở trường của mình để được làm việc ở bộ phận mình mong đợi. Lưu ý là không nên quá thẳng thắn để sếp biết tình trạng đang chán nản hiện tại của bạn. Chỉ nên trao đổi một cách khéo léo, tinh tếvà tạo sức thuyết phục với sếp và bộ phận nhân sự của công ty.

Không hòa hợp được với đồng nghiệp

Bạn và đồng nghiệp chung nhóm không hòa hợp, xa cách hoặc có một vài mâu thuẫn xích mích. Mỗi ngày đi làm, bạn cảm thấy rất lạc lõng, khó chịu hoặc có rắc rối phát sinh...

Giải pháp cho vấn đề này là bạn phải chủ động thay đổi suy nghĩ và thái độ trước. Bạn cần tự nhìn lại bản thân mình, nghiêm túc đánh giá điểm thiếu sót và lý do bạn chưa thể xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp xung quanh. Có thể là dohọ hiểu sai về bạn,cách bạn hành xử chưa phù hợp, hoặc có thói xấu mà họ không chấp nhận... Khi đã tìm ra được mấu chốt vấn đề thì cần hành động ngay. Hãy thử nhã nhặn hơn, hành xử văn minh hơn, sẵn lòng giúp đỡ, lời nói dễ nghe hơn, thường xuyên tham khảo và tôn trọng ý kiến, sẵn sàng bớt thời gian để tham gia cuộc vui tạo sự kết nối với mọi người. Thậm chí, thay đổi các tính xấu để trở nên tốt hơn.

Bạn nhận thấy mình đang ở trong tình trạng như thế nào trong 5 lý do trên? Dù tình huống là gì thì cũng đừng quá lo lắng và bi quan. Hãy hướng đến giải pháp phù hợp nhất cho bản thân để thay đổi tình hình. Mọi nỗ lực của bạn sớm muộn gì cũng được đền đáp. Thành công chỉ đến với người biết phấn đấu và vượt qua mọi thách thức để làm việc và cống hiến các giá trị lớn lao.

                                                                                           Đặng Hảo

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất