5 bước hoàn thiện kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp
Để làm nên thành công của một cuộc đối thoại thì khả năng lắng nghe là rất quan trọng. Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp giúp bạn hiểu đúng vấn đề, giải quyết công việc hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt hơn trong công việc và cuộc sống.
Dưới đây là 5 bước giúp bạn hoàn thiện kỹ năng này và thể hiện nó khi ứng tuyển việc làm Đà Nẵng mới nhất hôm nay hay nhiều nơi khác nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng.
Tạo không gian lắng nghe
Bạn không thể lắng nghe tốt trong không gian có quá nhiều tiếng ồn. Bạn cũng không thể lắng nghe tốt khi cùng lúc vừa nghe vừa giải quyết công việc.
Người có kỹ năng lắng nghe là người biết tạo cho mình điều kiện khách quan tốt nhất để lắng nghe. Bởi vậy, đừng để những điều kiện khách quan tác động tới chất lượng cuộc lắng nghe của bạn. Hãy tắt điện thoại, chọn không gian phù hợp, loại bỏ những âm thanh ồn ào tác và những thứ có thể gây xao nhãng cho sự lắng nghe. Đó là cách để bạn tạo ra điều kiện khách quan tốt nhất cho cuộc đàm phán, hội thoại quan trọng của bạn.
Thái độ lắng nghe
Nghe là phản xạ tự nhiên của con người nhưng lắng nghe là kỹ năng. Có nhiều mức độ lắng nghe khác nhau như nghe hình thức, nghe không tập trung hay nghe chăm chú, nghe chủ động. Để là người nghe chủ động, nghe sâu, nghe thấu cảm, trước hết phụ thuộc vào thái độ lắng nghe của bạn.
Bạn không thể là người lắng nghe tốt nếu không dành sự tôn trọng cho người nói. Bạn không thể lắng nghe tốt khi bạn không tập trung.
Hãy lắng nghe chăm chú, lắng nghe chủ động và lắng nghe thật sâu. Hãy đặt bạn vào vị trí của người nói, dành cho họ thái độ tôn trọng để bắt đầu quá trình lắng nghe hiệu quả.
Đặt câu hỏi gợi mở
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp không có nghĩa là bạn bị động hoàn toàn và không nói gì. Hãy thể hiện sự lắng nghe chăm chú, tập trung và hòa nhịp vào câu chuyện của người nói bằng cách tương tác với họ. Đó có thể là cách bạn ghi chép những điều quan trọng, có thể là phản hồi hay phản biện bằng cách đặt câu hỏi gợi mở.
Đặt câu hỏi gợi mở là cách để bạn lắng nghe được nhiều hơn, nhận được thông tin mà bạn mong muốn. Với người nói, đó là cách bạn bày tỏ sự trân trọng, quan tâm và sự lắng nghe chủ động của bạn.
Thông thường đó là những câu hỏi mang tính chất gợi mở, để người nói có cơ hội được chia sẻ nhiều hơn. Bạn nên hạn chế sử dụng câu hỏi dạng “đúng, sai”, bởi câu hỏi này rất dễ đưa cuộc giao tiếp vào ngõ cụt.
Giao tiếp thông qua ngôn ngữ hình thể
Trong lắng nghe, khi mà kỹ năng “lắng” nhiều hơn cả “nghe” đơn thuẩn thì ngôn ngữ hình thể chiếm vị trí đặc biệt quan trọng. Với tâm thế sẵn sàng lắng nghe chăm chú và tập trung, thì thay vì sử dụng ngôn ngữ nói, thay vì cắt ngang cảm xúc của người nói, bạn dùng nhiều tới ngôn ngữ hình thể.
Hãy giao tiếp với người nói, biểu lộ cảm xúc của bạn một cách chân thành nhất. Đó có thể là nụ cười, một ánh mắt hay cử chỉ nhỏ trên cơ thể. Dù nhỏ nhưng nó đủ tinh tế, đủ động viên, khuyến khích người nói, đủ để bạn cho người nói biết bạn đang rất hào hứng, say sưa hay cảm thấy thú vị với câu chuyện mà họ chia sẻ.
Thấu cảm và im lặng
Trong giao tiếp, đôi khi điều mà người nói mong muốn nhận lại không phải là quan điểm của bạn, mà là sự thấu cảm.
Lắng nghe không phải là im lặng, nhưng lắng nghe cũng chính là im lặng.
Hãy giữ cho mình một sự “im lặng” trong chủ động, hãy tạo ra những khoảng không gian “im lặng” cần thiết.
Im lặng cũng chính là kiên nhẫn trong lắng nghe, im lặng thể hiện tư duy và sự thấu hiểu của bạn. Im lặng cũng là cách để giúp người nói định hình lại những điều đã chia sẻ, lấy lại cảm xúc cho cả người nói và người nghe.
Sự im lặng du dương hơn bất cứ bản nhạc nào. Càng trong tĩnh lặng, càng nghe được nhiều. Bởi vậy trong kỹ năng lắng nghe, có thể nói im lặng là một nghệ thuật.
Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp là nghệ thuật đặc biệt trong giao tiếp mà khi làm chủ được nó, bạn sẽ có được thành công trong cả công việc và cuộc sống. Vậy nên hãy hoàn thiện kỹ năng lắng nghe của mình ngay hôm nay để sớm đạt được kết quả này nhé.
Nguyễn Lý
Video được xem nhiều nhất