Tom Cruise và những vai diễn đình đám nhất trong sự nghiệp
Trước khi thưởng thức phần mới của "Điệp vụ bất khả thi" sắp được công chiếu, hãy cùng điểm lại 10 bộ phim xuất sắc nhất có sự góp mặt của nam tài tử “trẻ mãi không già” này.
Trong vài thập kỉ trở lại đây, Tom Cruise đã hoàn thành bốn nhiệm vụ bất khả thi, chiến đấu như một samurai ở Nhật Bản thời cận đại, làm một sĩ quan dưới trướng Đức Quốc xã trong âm mưu ám sát Hittler… Trong sự nghiệp diễn xuất của mình, Tom Crusie đã vào rất nhiều thể loại vai diễn khác nhau và để lại dấu ẩn nhất định trong lòng người hâm mộ. Thế nhưng với một khối lượng không nhỏ các bộ phim có tên anh trong danh sách diễn viên chính, Tom dường như vẫn “kém duyên” với giới phê bình điện ảnh.
Risky Business (1983)
Risky Business không phải là phim đầu tiên Tom Cruise tham gia. Nhưng với nhiều khán giả trong số chúng ta, đây vẫn là bệ phóng tên tuổi của anh. Một bệ phóng chất lượng.
Người xem có nhiều lí do tích cực để công nhận điều này. Một trong số đó bao gồm phong cách chỉ đạo đầy nhiệt huyết của Paul Brickman, những bản nhạc phim mang màu sắc cổ điển của Tangerine Dream, diễn xuất tươi mới của Rebecca De Morney, và cả cảnh phim kinh điển khi nhân vật Joel Goodson do Tom Cruise thủ vai kỉ niệm chuyến đi xa của cha mẹ cậu bằng việc nhảy nhót trong nhà với độc chiếc áo sơ mi và đôi tất trên người.
Trong nhiều thập kỉ qua, dù Risky Business có nằm lẫn lộn với vô vàn những bộ phim hài dành cho tuổi thiếu niên khác, nó vẫn là bộ phim u tối nhất trong số tất thảy. Thậm chí bộ phim còn được Roger Ebert so sánh với bộ phim The Graduate, người đã đánh giá nó là “Một trong những góc nhìn đầy cảm xúc, thông minh và hài hước nhất trong suốt một thời gian dài”.
Và dành cho các độc giả vẫn băn khoăn muốn biết bộ phim đầu tiên Tom Cruise tham gia là gì, đó chính là Endless Love – một phim tâm lý tình cảm được làm năm 1981. Trong phim này, Tom đảm nhiệm một vai diễn, tuy nhỏ nhưng đủ gây ấn tượng bằng sự “mát mẻ” của mình.
Vai phụ của thiếu niên Tom Cruise ngày ấy - Billy
The Color of Money (1986)
Một phần tiếp theo muộn màn của một bộ phim kinh điển, kịch bản được xây dựng một cách lỏng lẻo, còn vị đạo diễn tham gia bộ phim chỉ để kiếm kinh phí sản xuất cho bộ phim khác của mình. The Color of Money đã được tạo ra như thế, hoàn toàn vô vọng. Nhưng sự thực là bộ phim đã nhận được vô số đề cử Oscar, trong số đó bao gồm một giải giành cho Paul Newman sau rất lâu chờ đợi. Mặc dù The Color of Money được chấm điểm cao chót vót trên chuyên trang Rotten Tomatoes, nó vẫn không nhận được nhiều thiện cảm của giới phê bình khi ra mắt, thậm chí còn bị gọi là “phần sau không cần thiết”.
Tuy nhiên, dù có khen chê thế nào đi nữa, ta đều phải thừa nhận Newman đã khơi dậy được tiềm năng diễn xuất của nam diễn viên đầy triển vọng Tom Cruise ngày ấy.
Rain Man (1988)
Hai năm sau khi sánh vai trên màn ảnh rộng với Paul Newman, Tom Cruise có cơ hội được đóng chung với nam diễn viên Dustin Hoffman trong sự án phim Rain Man của đạo diễn Barry Levinson. Vai diễn Charlie Babbitt của Tom Cruise là một kẻ ích kỉ, bị buộc phải chăm sóc người anh trai bị bệnh của mình. Một câu chuyện ngọt ngào về tình cảm gia đình mà không khán giả nào (thậm chí cả giới phê bình) nỡ lòng từ chối.
Trong bộ phim này, không thể phủ nhận vai diễn Raymond Babbitt của Dustin Hoffman gây chú ý nhiều hơn, nhưng Tom Cruise cũng gây được ấn tượng tốt từ cả phía khán giả lẫn giới phê bình điện ảnh.
Born on the Fourth of July (1989)
Sau bộ phim Rainman (1988), Tom Cruise đã nhận được rất nhiều phê bình tích cực về diễn xuất, nhưng với rất nhiều người viết, Tom Cruise của những năm cuối thập niên 80 vẫn chưa thoát ra được hình ảnh một thanh niên với khuôn mặt ưa nhìn. Và Tom đã dẹp tan những định kiến ấy bằng việc tham gia vào dự án Days of Thunder, nhưng chỉ tới năm 1989, khi tham gia vào Born on the Fourth of July, Tom mới thực sự khiến những kẻ ác miệng bất ngờ.
Trong bộ phim này, Tom vào vai Ron Kovic, một cựu binh trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Cảm thấy bị phản bội bởi chính tổ quốc sinh ra mình, Ron trở thành người hoạt động phản chiến và đấu tranh vì quyền con người.
Tom Cruise trong tạo hình của Ron Kovic
Với một sự nghiệp diễn xuất còn khá non trẻ tính đến thời điểm đó, việc Tom hoá thân một cách trọn vẹn vào vai diễn người đàn ông mắc Hội chứng chiến tranh Việt Nam luôn bị dằn vặt trong đau khổ khiến ngay cả đạo diễn Oliver Stone cũng tin rằng đó là câu chuyện của Tom, và dường như anh sắp tìm ra lối thoát cho chính nhân vật của mình.
Jerry Maguire (1996)
Đây không chỉ là một bộ phim thành công, nó còn là một hiện tượng: bài hát chính trong phim mang đưa đĩa đơn của Bruce Springsteen lọt vào Top 40 đĩa đơn bán chạy nhất, phim được đề cử 5 giải Oscar cho diễn viên chính và đoàn làm phim, mang đến cho Renee Zellweger cả sự nghiệp điện ảnh sau này. Bằng việc hoà trộn yếu tố thể thao với tình cảm lãng mạn, và những câu thoại xứng đáng được trích dẫn, biên kịch kiêm đạo diễn Cameron Crowe đã khai mở công thức của một bộ phim hoàn hảo cho những dịp hẹn hò (và cả một cơn bão doanh thu ồ ạt).
“Bộ phim chứa đầy sự quyến rũ chết người và thông minh hơn hầu hết những bộ phim Hollywood. Một sản phẩm mang tính giải trí cao” – đó là điều mà Kevin L.Laforest từ tờ Montreal Film Journal đã nói về Jerry Maguire.
Magnolia (1999)
Magnolia (đạo diễn: Paul Thomas) đã giành được mọi sự ưu ái của hãng sản xuất New Line Cinema sau thành công đặc biệt của Boogie Nights – bộ phim do đạo diễn Paul Thomas thực hiện vào năm 1997. Được thoả chí tung hoành, Paul Thomas đã phát triển Magnolia thành một phim dài hơn ba tiếng đồng hồ kể về cuộc sống của một nhóm cư dân ở thung lũng San Fernando. Đã có rất nhiều nhà phân tích nghiêm túc đánh giá cao Magnolia, cho rằng sẽ thật ngu ngốc nếu cố gắng tách bạch các sự kiện trong bộ phim hay cố gắng tường thuật một cách chi tiết toàn bộ câu chuyện.
Gã cố vấn tâm lý với bộ dạng bô nhếch Frank Mackey
Hoàn toàn có thể nói, vai diễn gã cố vấn tâm lý với bộ dạng bô nhếch Frank Mackey là bước đi hoàn hảo trong một năm mà Tom Cruise vắng mặt trên màn ảnh rộng phần lớn thời gian để tập trung cho bộ phim Eyes Wide Shut của đạo diễn lừng danh Stanley Kubrick. Và dù vai diễn của Tom trong Magnolia không hẳn là đỉnh cao trong sự nghiệp diễn xuất, nhưng nó cũng giúp anh nhận được nhiều lời khen ngợi từ giới phê bình.
Minority Report (2002)
Bộ phim ban đầu được cho là phần tiếp theo của Total Recall này đã được thai nghén trong nhiều năm liền trước khi chính thức ra mắt vào năm 2002. Minority Report đã đặt ra những câu hỏi vô cùng thú vị về sự phát triển của công nghệ khi không còn bị ràng buộc bởi phạm trù đạo đức.
Góc nhìn về kẻ bị trị trong bộ phim, bên cạnh những tình tiết được bố trí dày đặc và ám ảnh, đại diện cho sự chuyển mình trong phong cách làm phim của đội ngũ đạo diễn và diễn viên đã từng sống qua thời vàng kim của những bộ phim kinh phí lớn thời thập niên 80.
Đối với hãng sản xuất Fox và DreamWorks, bộ phim nhận được thành công rực rỡ từ giới phê bình này mang về cho họ 350 triệu đô la doanh thu trên toàn thế giới.
Collateral (2004)
Sau nhiều năm chỉ chuyên vào vai chính diện (với nụ cười rạng rỡ), Tom Cruise bắt đầu tìm đến những thử thách mới bằng việc đảm nhận các nhân vật phá cách hơn trong cả những bộ phim được trả cát xê cao (Magnolia) lẫn thấp (Vanilla Sky). Nhưng chỉ cho đến bộ phim Collateral của đạo diễn Michael Mann, Tom Cruise mới thực sự được sắm một vai phản diện thực thụ.
Dù kịch bản của Stuart Brattie không đạt được chiều sâu cần thiết – điều mà giới phê bình điện ảnh dễ dàng chỉ ra, nhưng sức nặng của Collateral thực sự đến từ việc đạo diễn Michael Mann đã ném nhân vật của Tom Cruise cùng Jamie Foxx vào những cảnh quay đêm đẹp nhất từng được thực hiện ở Los Angeles.
Một cảnh quay đêm đẹp mắt
Dù vào thời điểm ra mắt, bộ phim hành động giật gân này đã đánh mất phần lớn vẻ lộng lẫy của nó, nhưng Collateral đã chứng minh được sức sống dồi dào của thể loại cùng hàng loạt đề cử cho các giải thưởng Oscar và Quả Cầu Vàng.
Mission Impossible: Ghost Protocol (2011)
Phần thứ tư của một bộ phim hiếm khi là một phần phim được ưu ái bới giới phê bình. Điều này dự báo rằng Mission Impossible: Ghost Protocol, bộ phim ra mắt năm năm sau phần ba của series này, được dẫn dắt bởi một vị đạo diễn mà tên tuổi ông gắn liền với những bộ phim hoạt hình sẽ có một tương lai sóng gió.
Nhưng sự thể cuối cùng lại thành MI: Ghost Protocol ra mắt, trở thành một cú nổ lớn, không chỉ với người hâm mộ mà còn với cả giới phê bình khó tính. Phần phim này tính đến nay vẫn là phần phim có điểm số cao nhất của cả series trên chuyên trang Rotten Tomatoes và giúp các nhà sản xuất bỏ túi khoảng 693 triệu đô la doanh thu toàn cầu.
Edge of Tomorrow (2014)
Có rất nhiều bộ phim hành động bị đem so sánh với game nhập vai, và thường thì, những so sánh này không bao giờ dẫn đến hiệu quả tích cực. Bộ phim Edge of Tomorrow của đạo diễn Doug Liman – trường hợp cá biệt may mắn sẽ dẫn bạn đến với Cage – một chiến sĩ trong đội quân cảm tử chiến đấu chống lại quái vật ngoài hành tinh. Cage có một khả năng đặc biệt là toàn bộ cơ thể anh sẽ được “khởi động lại” sau khi chết.
Bộ phim được lấy cảm hứng từ bộ truyện tranh All You Need Is Kill của tác giả Hiroshi Sakurazaka, với sự tham gia của Emilly Blunt và Tom Cruise.
Video được xem nhiều nhất