Taylor Swift cùng 180 nghệ sĩ đối đầu với Youtube
Trong 3 tháng tới, một cuộc chiến đích thực trong nền công nghiệp âm nhạc sẽ diễn ra giữa các nghệ sĩ và “ông trùm truyền thông” Youtube.
- Bạn trai Taylor Swift cởi đồ khoe thân hình nóng bỏng
- Hàng loạt sao "tố" Taylor Swift là người thô lỗ, giả tạo
- Bất chấp dư luận Tom Hiddleston khẳng định yêu Taylor Swift
- “Mổ xẻ” mối tình nhanh hơn ánh sáng giữa Taylor Swift và Tom Hiddleston
- Có bạn trai mới, Taylor Swift lại dọn đến cả nhà mới siêu sang chảnh
Trong chiến dịch bắt đầu từ ngày 21 đến 23/6, hơn 180 ca/nhạc sĩ sẽ đưa ra lời kêu gọi cải cách chế độ bản quyền nhạc số DCMA trên loạt trang báo lớn như Politico, The Hill và Roll Call.
Theo Billboard, đây sẽ là chiến dịch lớn nhất từng được tổ chức giữa các nghệ sĩ có tên tuổi trong làng nhạc, từ Taylor Swift, Paul McCartney, Vince Gill cho đến Carole King và Kings of Leon. Thậm chí, cả 19 tổ chức và công ty âm nhạc, trong đó có những công ty danh tiếng hàng đầu cũng tham gia vào chiến dịch.
Theo đó, DCMA được ban hành từ năm 1998, đã cho phép những trang mạng như Youtube đăng tải nội dung như âm nhạc, video, công thức hay các sản phẩm trí tuệ khác từ người dùng mà không phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm bản quyền. Họ chỉ phải gỡ bỏ những nội dung bị cho là sao chép trái phép khi có yêu cầu từ tác giả.
Chính vì thế các nghệ sĩ cùng công ty giải trí cho rằng họ đã bị xâm phạm nghiêm trọng quyền sở hữu trí tuệ và đồng lòng ký tên vào đơn kiến nghị yêu cầu thay đổi nhiều nội dung trong DCMA.
Với hành động đồng lòng này, các nghệ sĩ đã tạo nên lịch sử khi lần đầu tiên chính thức lên tiếng về tác quyền âm nhạc, vì trước đó họ thường tỏ ra miễn cưỡng mỗi khi dính líu vào các cuộc đôi co hay tranh chấp về chính sách bản quyền.
Taylor Swift được cho là nữ nghệ sĩ tiên phong trong chiến dịch đòi bản quyền âm nhạc trên các phương tiện truyền thông xã hội. Ảnh: Billboard. |
Đây chính là hành động tiếp nối lá đơn kiến nghị từ các nghệ sĩ trong năm 2012, gửi đến quy định Internet Radio Fairness về bản quyền tác giả và hành động dũng cảm của Taylor Swift khi lần lượt đả kích các hình thức phát hành nhạc miễn phí từ Spotify và Apple Music.
Vào thời điểm đó, thông điệp đặc biệt mang đậm dấu ấn cá nhân của Taylor nhanh chóng lan toả khắp các diễn đàn âm nhạc, tạo nên nhiều cuộc tranh cãi sôi nổi khắp nơi về mức phí chi trả cho các nghệ sĩ. Điều đáng ngạc nhiên là chỉ vài giờ sau, Apple, dưới sự lãnh đạo của Tim Cook, đã thay đổi hướng hoạt động và đồng ý trả tiền cho các bản quyền trực tuyến.
Hiện tại vụ kiến nghị đối với DCMA vẫn chưa tới hồi kết, khi đại diện Youtube khẳng định họ không hề được lợi từ những chính sách này.
Video được xem nhiều nhất