Khi được hỏi về định nghĩa "đạo nhạc", các nhạc sĩ Vpop trả lời thế nào?
Các nhạc sĩ Vpop như Đức Trí, Dương Khắc Linh, Trịnh Thăng Bình, Vũ Cát Tường,... đã đưa ra những ý kiến khác nhau khi được hỏi quan điểm của mình về vấn đề đạo nhạc.
- Trịnh Thăng Bình lên tiếng về nghi vấn bị đạo nhạc: "Nói như anh Dương Khắc Linh là đang đổ trách nhiệm lên cho tôi"
- Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: "Đoạn điệp khúc của Đừng Như Thói Quen là do Jaykii viết, nhưng cậu ấy không đạo nhạc"
- Giữa nghi vấn Dương Khắc Linh đạo nhạc Trịnh Thăng Bình, đã có bản mashup các ca khúc lại với nhau "cực nuột"
- Fan Kpop dậy sóng vì chia sẻ nặng nề từ nhạc sĩ Phạm Hoàng Duy sau nghi vấn đạo nhạc tại "Sing My Song"
- "Sing My Song 2018" lên sóng 4 số, dính phốt đạo nhạc cả 4
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh:
Cách đây 4 năm, trên trang facebook cá nhân của mình, nhạc sĩ Dương Khắc Linh từng giải thích cặn kẽ một ca khúc thế nào thì gọi là "đạo nhạc" với người hâm mộ. Anh nói: " Các ca khúc trên thế giới có thể có nhiều bài trùng nhau về vòng hoà thanh, nhưng không thể giống cả hoà thanh và hoà âm. Nếu lấy một bản hoà âm đã có sẵn của một ca khúc đã được ra mắt của một ca sĩ khác và viết một giai điệu mới lên, thì vẫn bị gọi là lấy cắp". Đồng thời, nhạc sĩ cũng nhiều lần nhấn mạnh việc một tác giả lấy beat của người khác viết đè lên là điều đáng trách.
Quan điểm về vấn đề đạo nhạc của nhạc sĩ Dương Khắc Linh cách đây 4 năm.
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh
Ca/nhạc sĩ Trang Pháp:
Cùng thời điểm Dương Khắc Linh lên tiếng giải thích rõ ràng về việc đạo nhạc cách đây 4 năm, ca/nhạc sĩ Trang Pháp cũng chia sẻ thêm quan điểm về vấn đề này. Cô nhấn mạnh: " Lấy beat, lấy giai điệu hay thậm chí một phần beat, một phần nhạc cụ, một phần giai điệu cũng là Plagiarism rồi " (Pragiarism: Đạo nhạc).
Dòng chia sẻ của Trang Pháp về vấn đề "đạo nhạc"
Trang Pháp.
Ca/nhạc sĩ Trịnh Thăng Bình:
Trong một bài phỏng vấn, Trịnh Thăng Bình cũng lên tiếng chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề "đạo nhạc". Cụ thể, anh cho biết: "Tôi có hiểu sơ về luật sở hữu trí tuệ. "Đạo" có nghĩa là xâm phạm hoặc ăn cắp bản quyền. Nếu xét theo luật thì tôi phải lên tiếng thưa kiện thì mới được xem là xâm phạm bản quyền. Tôi không làm như vậy, có nghĩa là không được xem là một vụ việc xâm phạm bản quyền. Tuy nhiên, sở hữu trí tuệ còn có một khái niệm là phạm trù đạo đức".
Trịnh Thăng Bình
Nhạc sĩ Đức Trí:
Trong một bài phỏng vấn, khi được hỏi liệu có quy tắc nào để nói rằng một ca khúc đạo nhạc hay không, nhạc sĩ Đức Trí cho biết: "Người ta vẫn hay tranh cãi như thế nào gọi là học, thế nào là vay mượn, là "ăn cắp". Việc này không thể nào nói rõ ra trắng đen được vì nó rất mơ hồ . Bản thân âm nhạc cũng là một thứ rất trừu tượng mà không chuẩn mực nào có thể phán xét hoặc chụp mũ cho những trường hợp như thế. Điều chúng ta nên bàn luận là đạo đức nghề nghiệp cũng như ý thức cá nhân của người làm nhạc".
Nhạc sĩ Đức Trí
Ca/nhạc sĩ Vũ Cát Tường:
Cách đây hơn 2 năm, trên fanpage của mình, ca/ nhạc sĩ Vũ Cát Tường đã có những chia sẻ suy nghĩ của mình về vấn đề đạo nhái. Để dẫn vào vấn đề này, HLV "Giọng hát Việt nhí 2016" nhắc đến việc học tập của cô ở trường đại học ngày xưa. Cô cho biết, trước khi nộp bài luận, cô phải kiểm tra qua mạng xem bài đó có ăn cắp ý tưởng của ai không. Cho đến sau này, mỗi khi viết nhạc, cô đều luôn ghi nhớ 1 câu luôn giúp bản thân tỉnh táo: " Chỉ cần mình viết 1 bài nào bất kì mà bài đó giống một bài khác nhiều hơn hoặc bằng 6 nốt nhạc thì được coi là ăn cắp bản quyền hay còn gọi là đạo nhạc ".
Vũ Cát Tường
Tác giả Trần Thăng Long:
Trần Thăng Long là một trong hai tác giả đồng sáng tác ca khúc "Người lạ thân quen" - được Thanh Duy ra mắt trong tháng 4/2018. Tuy nhiên, sau khi ra mắt, người hâm mộ nhanh chóng nhận ra ca khúc của anh có điểm tương đồng với "Bộ phim dài nhất" của Jay Chou, đặc biệt ở phần điệp khúc. Bên cạnh việc phủ nhận "sao chép", tác giả Trần Thăng Long còn cho biết thêm quan điểm của anh về vấn đề đạo nhái. Anh nhấn mạnh " Theo tôi hiểu về luật, giống nhau 12 nốt mới bị coi là đạo nhái ".
Trần Thăng Long
Theo Xoài/Trí thức trẻ
Video được xem nhiều nhất