Giải đáp những thắc mắc xoay quanh "The Face" - show thực tế hot nhất Việt Nam hiện nay!
Có hai luồng ý kiến tranh cãi "The Face" là nơi tìm kiếm siêu mẫu tiềm năng hay là những gương mặt đại diện cho các nhãn hàng?
- Ai sẽ trở thành nữ chính thật sự trong “drama kinh điển” The Face Thailand?
- "Nam thần" nào sẽ đảm nhiệm vị trí host của "The Face 2017"?
- The Face Việt Nam: Hành trình lột xác không ai không ngưỡng mộ của Hoàng Thùy
- Đây là lý do Phạm Hương không trở lại ghế nóng The Face như lời đồn
- The Face 2017: Chưa lên sóng, khán giả đã hoang mang, mệt mỏi vì "sạn ê răng"
"The Face" được thực hiện với mục đích gì?
Vào năm 2013, siêu mẫu Naomi Campbell chính thức lấn sân sang lĩnh vực truyền thông bằng việc khai sinh ra "The Face", với một format mới mẻ "kích thích" người xem bằng việc chia đội để huấn luyện thí sinh. Đội thắng có quyền loại thí sinh của đội thua.
Mục đích của Naomi khi thực hiện "The Face" là muốn tìm ra lứa người mẫu kế cận có thiên hướng thương mại để quảng bá cho các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm, đồ dùng cao cấp... Như vậy, đầu tiên bạn phải là người mẫu, tiếp theo bạn phải "bán được sản phẩm" dựa trên khả năng làm mẫu của mình.
"The Face" thực chất là một cuộc thi dành cho người mẫu hẳn hoi, hoàn toàn không phải chỉ tìm mỗi "gương mặt thương hiệu", tìm những cô gái xinh xắn, tươi trẻ mà xem nhẹ yếu tố chuyên môn về người mẫu như nhiều người lầm tưởng. Nếu tiêu chí chỉ cần bấy nhiêu đó thì thử hỏi, hàng loạt thử thách đặt ra như catwalk, diễn xuất trước ống kính, tạo dáng chụp ảnh... được xây dựng nên để làm gì? Tất cả đều là kỹ năng cần thiết phải có của một người mẫu.
Bộ ba HLV "The Face Mỹ" mùa 1
Ở hầu hết các phiên bản "The Face" trên thế giới, catwalk là điều đầu tiên để những huấn luyện viên nhìn nhận và đánh giá năng lực của một thí sinh muốn đặt chân vào chương trình. Khi thí sinh catwalk, huấn luyện viên sẽ có cái nhìn tổng quát về họ từ gương mặt, hình thể, biểu cảm, phong thái… để từ đó đưa ra những nhận xét và định hướng lâu dài.
Siêu mẫu Hà Anh trong một đoạn chia sẻ có nhận xét rằng "The Face là cuộc thi tìm kiếm gương mặt siêu mẫu tiềm năng để sát phạt các sàn catwalk, để làm biểu tượng mới cho những thương hiệu cao cấp và để làm đại diện cho các thương hiệu tiêu dùng cao cấp và thương hiệu thời trang đình đám. Định hướng của The Face Vietnam là tìm kiếm gương mặt quảng cáo. Vâng, bỏ qua đến 70% yếu tố thời trang của phiên bản gốc - trong quan điểm của cá nhân tôi ".
"Gương mặt thương hiệu" của Việt Nam khác "The Face" như thế nào?
Tiêu chí lựa chọn Huấn luyện viên : Chính vì muốn đào tạo được thế hệ người mẫu triển vọng nên khi mang "The Face" đi thực hiện ở khắp thế giới, Naomi luôn chú trọng tìm kiếm những gương mặt thuộc dạng "lão làng", có kinh nghiệm và được phong danh hiệu "Siêu mẫu" trong làng thời trang về làm HLV như Coco Rocha, Karolina Kurkova, Caroline Winberg, Anne V, Nicole Trunfio... - những người chưa chắc là đã đắt show quảng cáo bằng các ngôi sao điện ảnh, ca nhạc khác.
Tuy nhiên, có hai phiên bản lại chọn HLV khác đi một chút là Thái Lan và Việt Nam. Thái Lan cũng chọn những người mẫu nhưng lại hoạt động mạnh ở lĩnh vực ca sĩ, diễn viên để ngồi ghế nóng. Còn bộ ba HLV ở phiên bản Việt mùa đầu là những gương mặt hút truyền thông lúc đó, cũng có kinh nghiệm người mẫu nhưng chỉ có mỗi Lan Khuê được công nhận về khả năng làm mẫu.
Bộ ba HLV "Gương mặt thương hiệu" mùa 1
Sự xuất hiện của các nhãn hàng : Với tên gọi là "Gương mặt thương hiệu" thì đúng là các nhãn hàng cũng xuất hiện khá nhiều trong chương trình, chủ yếu là các nhãn hàng mà 3 HLV làm đại diện như điện thoại, keo... những thương hiệu về thời trang thì lại khá khiêm tốn.
Có thể do điều kiện vật chất của Việt Nam còn hạn chế, người tiêu dùng còn chưa được tiếp xúc nhiều với các thương hiệu thời trang cao cấp nên nói đến "đại diện nhãn hàng" thì họ sẽ nghĩ ngay đến các sản phẩm quen thuộc mà mình vẫn sử dụng hàng ngày. Nhưng đó lại không phải là tiêu chí mà Naomi muốn hướng đến khi sáng lập ra "The Face".
"Gương mặt thương hiệu" đang đi theo hướng của "The Face Thailand"?
Dễ dàng nhận thấy, phiên bản Việt Nam có khá nhiều điểm tương đồng với "người anh em láng giềng" Thái Lan, từ cách chọn HLV đến việc đồng hành của các nhãn hàng.
"The Face Thailand" cũng không lựa chọn các HLV thuần mẫu để ngồi ghế nóng, sự xuất hiện của các nhãn hàng cũng không hẳn là cao cấp như các phiên bản có Naomi tham gia. Tuy nhiên, Thái Lan là một đất nước mạnh về quảng cáo nên mỗi thử thách mà chương trình đặt ra cho các thí sinh thì đều được thực hiện đến nơi đến chốn.
Bộ ba HLV "The Face Thailand" mùa 3
Người chiến thắng "The Face" hay "Gương mặt thương hiệu" có bao nhiêu % thành công sau cuộc thi?
Các Quán quân "The Face" ở những phiên bản Mỹ, Anh, Úc... sau khi chiến thắng cũng chỉ xuất hiện trong chiến dịch quảng bá của thương hiệu tài trợ rồi sau đó "im thin thít và lặn mất tăm".
Dù là Quán quân của "Gương mặt thương hiệu" mùa đầu tiên nhưng Phí Phương Anh cũng phải trầy trật để làm một công việc của một người mẫu thực thụ: chụp hình và catwalk, còn số lần cô xuất hiện với vai trò "gương mặt thương hiệu" rất ít.
Thông thường các nhãn hàng sẽ chọn những tên tuổi có tiếng tăm để làm đại diện cho các thương hiệu chứ ít ai mà tin tưởng giao trọng trách này cho các thí sinh vừa bước ra từ một cuộc thi. Và ngay cả ở Việt Nam cũng vậy.
Naomi khi thực hiện "The Face" cũng đã đặt ra nhiều thử thách để các thí sinh trau dồi kĩ năng người mẫu. Sau chương trình, không chỉ xuất hiện với vai trò "gương mặt đại diện" mà mỗi thí sinh cũng phải biết catwalk, biểu diễn... để trở thành một người mẫu thực thụ. Bạn hãy xây dựng hình ảnh một người mẫu độc đáo, cá tính rồi các nhãn hàng sẽ tìm đến bạn.
Quán quân Phí Phương Anh đang phát triển sự nghiệp theo hướng của một người mẫu thực thú, biết chụp hình, catwalk chứ không chỉ làm "gương mặt thương hiệu"
Kết: "The Face" là nơi để tìm kiếm thế hệ người mẫu đa năng cho làng thời trang cho nên khán giả cần xác định rõ mục tiêu của cuộc thi này, không nên để cụm từ "gương mặt thương hiệu" đánh lạc hướng và nghĩ khác đi bản chất cuộc thi.
Bộ ba HLV "Gương mặt thương hiệu - The Face Vietnam" mùa 2 đều là những gương mặt tên tuổi, có kinh nghiệm trong làng thời trang và điều này đã đáp ứng được phần nào tiêu chí lựa chọn HLV mà Naomi đề ra. Không phải vì họ không làm đại diện cho nhiều nhãn hàng mà họ không thể trở thành HLV của "Gương mặt thương hiệu". Ba cô gái trẻ này chắc chắn là một ẩn số thú vị của mùa giải năm nay.
Minh Tú - Lan Khuê và Hoàng Thùy là bộ ba HLV "Gương mặt thương hiệu" mùa 2
Theo Angus/Trí thức trẻ
(Nguồn tham khảo: FB)
Video được xem nhiều nhất
- • Liên tục bị chê dẫn chương trình Rap nhưng 'thích khóc', 'ủy mị', Trấn Thành lên tiếng phản hồi?
- • Knet chọn ra 13 tập Running Man hay nhất, đáng chú ý là không một tập nào có mặt So Min
- • Neitizen phẫn nộ khi tập kỷ niệm 10 năm của ''Running Man'' chỉ để vinh danh Jeon So Min
- • Xôn xao thông tin Hà Việt Hoàng (Siêu trí tuệ) phá kỷ lục thắng trọn 150 triệu của 'Ai là triệu phú' sau hơn 10 năm phát sóng, sự thật là gì?
- • Một fanmeeting "siêu to khổng lồ" sẽ được tổ chức tại Việt Nam, fan nghi ngờ là "Running Man"?
- • "Cậu bé Thị Mầu" Đức Vĩnh tái xuất, bất khả chiến bại tại "Đấu trường âm nhạc nhí"