G-Dragon góp phần giúp Seoul thành "thánh địa thời trang" mới

Tiin - 18/09/2015, 19:03

Những món đồ hiệu xa xỉ mà G-Dragon, Jeon Ji Hyun sử dụng đều “cháy hàng” ở thị trường châu Á.

 

Nhắc đến các kinh đô thời trang hoa lệ từ trước tới nay ở châu Á, các tín đồ sành điệu thường nhớ tới Hong Kong, Tokyo hay Singapore. Tuy nhiên, trên thực tế, trong những năm gần đây, chính Seoul – thủ đô Hàn Quốc mới là điểm đến mới mà các thương hiệu hàng đầu thế giới hướng tới.

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

G-Dragon trò chuyện cùng "ông hoàng thời trang" Karl Lagerfeld tại show của Chanel ở Hàn Quốc.

Theo một khảo sát mới đây của công ty nghiên cứu thị trường Bain & Company, châu Á ngày càng phát triển thịnh vượng chính là thị trường trọng điểm của ngành công nghiệp thời trang xa xỉ. Cũng theo Bain & Company, trong những năm trở lại đây, Hàn Quốc chính là đất nước được đánh giá là có tầm ảnh hưởng lớn nhất về thời trang đối với thị trường màu mỡ này.

Seoul – Chuẩn mực thời trang mới của châu Á

Cùng với sự phát triển rực rỡ của Hallyu hay Hàn lưu (trào lưu Hàn Quốc) “càn quét” phim ảnh, ca nhạc toàn châu Á, thời trang cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.

Cụ thể, tháng 5 vừa qua, Chanel – một trong những nhà mốt cao cấp đình đám nhất thế giới đã chọn Seoul, Hàn Quốc để tổ chức show giới thiệu bộ sưu tập Cruise 2015/2016. Những thiết kế trong BST này mang âm hưởng Hàn Quốc rõ nét và show diễn cũng có sự góp mặt của các ngôi sao giải trí nổi tiếng nhất xứ sở kim chi như Choi Siwon, Yoona

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

BST của Chanel trong show diễn ở Seoul mang đậm âm hưởng Hàn Quốc.

Liền sau đó, vào tháng 6, Christian Dior tiếp tục mở 1 cửa hàng flagship (cửa hàng chủ lực của một chuỗi thương hiệu) ở Gangnam – khu phố “nhà giàu” ở Seoul, Hàn Quốc. Đây cũng là cửa hàng chủ lực lớn nhất của nhà Dior ở châu Á.

Tập đoàn xa xỉ nhất thế giới LVMH, sở hữu 2 thương hiệu Dior và Louis Vuitton, cũng đã tiến một bước xa bằng cách trực tiếp đầu tư rất nhiều tiền vào ngành công nghiệp ca nhạc phát triển rực rỡ ở Seoul. Cụ thể, tháng 8 vừa qua, LVMH đã mua cổ phiếu trị giá 80 triệu đô la của YG Entertainment, một công ty quản lý âm nhạc Kpop nổi tiếng, trực tiếp quản lý các ngôi sao đình đám nhất xứ Hàn như Psy, G-Dragon cũng như cả nhóm nhạc Big Bang.

“Các thương hiệu cao cấp quốc tế đã nhận ra rằng bất cứ cái gì phổ biến ở Hàn Quốc sẽ sớm trở thành mốt trên toàn châu Á.”- Lie Sang Bong – người đứng đầu Hội đồng các nhà thiết kế thời trang Hàn Quốc cho biết.

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

Cửa hàng chủ lực của Dior ở Seoul là cửa hàng lớn nhất châu Á.

Lie cũng khẳng định rằng trong 3 năm trở lại đây, những thương hiệu cao cấp trước đây chỉ quan tâm tới thị trường Hong Kong, Singapore đã chuyển hướng đầu tư sang Seoul. Trung Quốc có thể là nơi có lượng khách hàng tiêu thụ đông nhất nhưng Seoul mới chính là nơi châu Á hướng tới để tìm kiếm xu hướng thời trang mới nhất.

Nhà phân tích thời trang kiêm biên tập viên của tạp chí Vogue Suzy Menkes cũng đã lựa chọn Seoul là “chủ xị” tiếp theo cho Hội nghị hàng cao cấp Quốc tế Conde Nast lần thứ 2. Sau chuyến thăm Seoul tháng 7 vừa qua, Menkes thừa nhận: “Theo tôi, các thương hiệu quốc tế đã nghĩ về Hàn Quốc như một trung tâm, đặc biệt là Seoul, nơi mọi tín đồ tìm tới để mua sắm”.

Sức “càn quét” của làn sóng Hàn Quốc đối với thời trang

Điều mà các thương hiệu quốc tế đặc biệt quan tâm chính là Hallyu hay làn sóng Hàn Quốc, thể hiện qua phim ảnh, truyền hình thực tế và ca nhạc xứ sở kim chi.

Cụ thể, trong năm 2015 vừa qua, sê ri phim truyền hình Vì sao đưa anh tới đã trở thành hiện tượng “công phá” toàn châu Á. Rất nhanh chóng, các thương hiệu nhận ra mọi món đồ xuất hiện trong bộ phim này đều trở thành mốt.

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

"Vì sao đưa anh tới" với lượng rating cực cao đã khiến mọi nhãn hàng xuất hiện trong phim đều bán cực chạy.

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

Mọi thứ Jeon Ji Hyun khoác lên người đều trở thành mốt.

Một đôi giày của Jimmy Choo với giá 625 đô la, do nhân vật nữ chính Jeon Ji Hyun đi, bán sạch trên mọi cửa hàng ở châu Á. Trong khi đó một thỏi son Yves Saint Laurent mà cô sử dụng cũng cực chạy ở Trung Quốc và gần như “cháy hàng”.

Về âm nhạc, biểu tượng thời trang G-Dragon được đánh giá là người tạo lập xu hướng cho châu Á. Những món đồ mà anh yêu thích, từ áo khoác của Yves Saint Laurent tới giày thể thao của Christian Louboutin đều trở thành đề tài bàn tán sôi nổi trên mọi diễn đàn và cũng trở thành phụ kiện mơ ước của hàng triệu tín đồ.

Tới nay, chàng ca sĩ 27 tuổi này đã trở thành gương mặt thời trang đình đám nhất không chỉ của châu Á mà trên toàn thế giới. Đó cũng chính là lý do anh luôn là khách mời VIP trên hàng ghế đầu tại các kinh đô thời trang hoa lệ như Paris, London.

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

G-Dragon là cái tên "bảo chứng" cho các món đồ hiệu bán chạy ở Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung.

Mỹ phẩm cao cấp trong vòng xoáy mang tên “Hàn Quốc”

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor vừa công bố tháng 5 vừa qua, không chỉ mang lại “cơn bão thời trang”, các thương hiệu mỹ phẩm cao cấp cũng hưởng lợi lớn nhờ Hàn lưu.

Những loại mỹ phẩm xuất hiện trong các show truyền hình thực tế có lượng rating cao hay được các sao sử dụng có nhu cầu tăng cực nhanh, đặc biệt là các dòng sản phẩm phấn mắt, má hồng, son môi và chăm sóc da.

Thậm chí, mới đây, thương hiệu Dior còn thực hiện cả một chiến dịch “bắt tay” với một hãng mỹ phẩm Hàn Quốc để được quyền sử dụng công nghệ sản xuất kem nền dạng lỏng của họ bởi sản phẩm này đã trở thành mặt hàng đắt khách nhất nhì châu Á.

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

Mỹ phẩm mà các sao Hàn sử dụng cũng nhanh chóng thành mốt. Một trong những sao thường xuyên được thương hiệu mỹ phẩm mời đại diện là Song Hye Kyo.

GDragon Jun Ji Hyun góp phần biến Seoul thành thánh địa thời trang

Yoona (SNSD) trong một quảng cáo mỹ phẩm.

Kate Ahn, người đại diện của công ty nghiên cứu thị trường Anh Quốc Stylus, chi nhánh Seoul khẳng định Hàn Quốc đã và đang là “bàn đạp” để các thương hiệu cao cấp quốc tế thử nghiệm mọi sản phẩm, trước khi quyết định đem chúng ồ ạt vào thị trường châu Á.

Ahn nhấn mạnh: “Hàn Quốc là một nước nhỏ nhưng lại là điểm khởi đầu để các thương hiệu dễ dàng hướng tới thị trường Trung Quốc màu mỡ và xa hơn nữa”. Trong những năm gần đây, Ahn khẳng định cô bị ngập lụt trong các yêu cầu nghiên cứu thị trường của những thương hiệu đến từ Mỹ và châu Âu, những người đang mơ ước nhảy vào thị trường mỹ phẩm xứ Hàn.

Thậm chí, nhiều thương hiệu sẵn sàng đầu tư cho các hãng mỹ phẩm nhỏ chưa mấy tên tuổi bởi đơn giản: “Phụ nữ châu Á đều đang hướng về các xu hướng làm đẹp diễn ra ở Seoul!” – Nhà nghiên cứu thị trường này tuyên bố.

Video được xem nhiều nhất

Bình luận

Xem nhiều nhất