Được và mất của Mai Quốc Việt khi nổi tiếng nhờ nhái giọng
Nổi lên từ clip giả giọng 13 ca sĩ trình diễn ca khúc "Cát bụi", Mai Quốc Việt khiến nhiều người nhầm tưởng con đường âm nhạc của anh chẳng qua chỉ là những tiết mục mua vui.
- Mai Quốc Việt: "Sẽ khôn ngoan hơn sau Gương mặt thân quen"
- Mai Quốc Việt giải thích chuyện "bị bỏ quên" ở Gương mặt thân quen
- Mai Quốc Việt công bố dự án mới sau Gương mặt thân quen
- Khán giả Gương mặt thân quen phẫn nộ vì Mai Quốc Việt bị đối xử bất công
- Mai Quốc Việt: "Không thích giả gái vì sợ... bôi bác phụ nữ"
Tính đến nay, đã là 4 năm kể từ khi clip Cát bụi giúp Mai Quốc Việt từ cái tên chỉ được biết đến trong giới underground trở thành ca sĩ của công chúng chỉ trong một đêm. Cơ hội lớn này đã giúp Mai Quốc Việt thuận lợi hơn so với các đồng nghiệp trẻ vẫn đang phải chật vật ở các cuộc thi tìm kiếm tài năng mới.
Tuy nhiên, cũng vì thế, giọng ca chính của nhóm It’s time vẫn mãi bị gắn liền với hình tượng chàng ca sĩ chuyên nhái giọng của những ca sĩ nổi tiếng, dù anh vẫn cố gắng định hình phong cách như tham gia nhóm nhạc thực lực thay vì chạy theo xu hướng ca sĩ hình tượng vốn dễ đi vào lòng các fan trẻ.
Không chỉ thế, ưu điểm tưởng chừng sở trường lại hóa ra là sở đoản của Mai Quốc Việt khi tham gia cuộc thi Gương mặt thân quen 2015. Những tưởng tài “bắt chước” ngày trước sẽ là cơ hội như “cá gặp nước” cho chàng trai trẻ tại cuộc thi , thế nhưng, Mai Quốc Việt đã không thể một lần nữa gây ấn tượng với khán giả như 4 năm trước.
Gặp phóng viên sau một buổi ghi hình, chàng trai luôn xuất hiện trước công chúng với nụ cười rạng rỡ đã chia sẻ những thử thách khắc nghiệt của nghề nghiệp và cuộc sống mà mình phải trải qua vì trót nổi tiếng với biệt danh “phù thủy nhái giọng”.
Mai Quốc Việt nổi tiếng với biệt danh “phù thủy nhái giọng”. |
- 4 năm qua, khán giả vẫn nhớ một Mai Quốc Việt nhái giọng hơn một Mai Quốc Việt ca sĩ?
- Thời gian qua tôi ấp ủ rất nhiều kế hoạch, muốn làm nhiều nhưng không có tiền và không xóa bỏ được ấn tượng nhái giọng trong lòng khán giả nên sự nghiệp âm nhạc mãi vẫn không có bước tiến khởi sắc. Tôi đã không lường được sự khắc nghiệt của thực tế.
Khán giả vẫn chỉ mong nghe Mai Quốc Việt và It’s time nhái giọng, thị trường âm nhạc vẫn chuộng dòng nhạc thời trang, ca sĩ hình tượng… Các bầu show ngại mời các nhóm hát và chơi nhạc cụ như chúng tôi vì phải lách cách chuẩn bị nhiều micro, đàn, vị trí để nhạc cụ… Họ thích chọn những ca sĩ hoặc nhóm hát với nhạc thu sẵn… Thêm vào đó, nội bộ nhóm cũng lục đục vì bất đồng quan điểm và thiếu tính kiên nhẫn, số thành viên đến rồi đi là 20 người.
- Nổi tiếng thuận lợi nhưng xem ra sự nghiệp âm nhạc của Mai QuốcViệt lại còn gian nan hơn nhiều đồng nghiệp? Phải chăng anh đã tính sai nước cờ?
- Sau 2 năm gắn bó với It’s time, tôi tách nhóm. Đây là quyết định khó khăn, tôi có cảm giác như phải chấp nhận thua cuộc trên con đường thực hiện khát khao, được đứng trên sân khấu và nổi tiếng với một nhóm nhạc vừa hát vừa chơi nhạc.
Tôi cũng trải qua 2 năm lao đao, ai gọi gì cũng làm, kể cả biểu diễn không cát-xê cũng sẵn sàng, kể cả những “sân khấu chuồng gà” vốn trái ngược với lý tưởng trước đó. Khi đó, tôi chỉ mong nhận được 500.000 đồng cho một đêm, một tuần chỉ cần nhận được 2-3 chương trình là sống tạm ổn.
Lúc tách nhóm, tài khoản ngân hàng của tôi là con số không. Tôi phải đến ở nhờ nhà một người bạn. Mấy tháng trời, tôi buồn bã, chỉ đóng cửa ở nhà. Tôi stress và cáu gắt, khó chịu với bạn bè, kể cả người yêu. Vì thế, cô ấy đã tìm đến một bờ vai khác.
Ban đầu tôi hận, giận vì bị phụ tình nhưng bình tĩnh lại, tôi mừng cho cô ấy vì đã tìm được người yêu thương thật lòng. Lỗi là do tôi thì sao tôi trách cô ấy được. Mới đây cô ấy đám cưới, tôi đã đến dự và hát chúc mừng trong tiệc cưới mà không có chút vướng bận chuyện cũ.
- Vậy hẳn phát hành MV "Còn nguyên vết thương sâu" đánh dấu sự vượt qua khó khăn của anh?
- Nhái giọng chỉ là thú vui giải trí giúp khán giả thư giãn trong ít phút, tôi không tự hào hay dựa vào khả năng này để tìm chỗ đứng trong làng nhạc Việt.
Nhái giọng có thể là cách tốt và dễ gây ấn tượng, giúp tiếp cận khán giả trong những ngày đầu nhưng bạn chỉ sa đà vào việc giả giọng mà không có điểm riêng của mình thì sớm muộn gì cũng “thất sủng”. Tôi thích được là chính mình hơn, dẫu có phải chinh phục khán giả lại từ đầu, sau 4 năm được khán giả biết đến và yêu mến.
Ngoài nhái giọng, Mai Quốc Việt còn có khả năng:
Mai Quốc Việt có thể chơi được rất nhiều loại nhạc cụ như trống cajon, piano, guitar… Sắp tới, anh sẽ học thêm violon.
Mai Quốc Việt từng trình làng hai tiết mục biểu diễn beatbox ca khúc Anh không đòi quà và One more night nhận được nhiều lời khen của khán giả.
Kiến thức âm nhạc của chàng trai này có được là nhờ tự học. Năm14 tuổi được vào đội văn nghệ của nhà văn hóa huyện, Mai Quốc Việt cầm bài hát mà không hiểu về nốt nên mua sách giáo khoa về nhạc lý về đọc. Sau khi đã biết qua về các nốt, Việt mở bài nhạc nghe, ghi chép lại rồi so với bản gốc. Lần đầu ghi, Việt phải mất 10 phút mới ghi được nốt của một câu hát. Hàng ngày, Việt thường nghe các bài hát của các ca sĩ nước ngoài xử lý điêu luyện để học cách lấy hơi, nhả chữ, luyến láy…
Nhờ thế khả năng thanh nhạc của Việt tốt hơn và anh có thể hát được nhiều thể loại khác nhau. Anh có thể hát được nhạc trữ tình, đọc rap, rock… ca cải lương và cả quan họ Bắc Ninh.
Dấu ấn của Mai Quốc Việt trong làng nhạc Việt
Giả giọng: Năm 2011, Mai Quốc Việt nhờ bạn thân quay anh giả giọng 13 ca sĩ hát bài Cát bụi. Ban đầu chỉ định quay chơi nhưng nhờ bạn động viên, khuyến khích Việt đã đăng tải trên trang Youtube. Clip này đến nay đã có hơn 1 triệu lượt truy cập.
Hát nhiều thể loại: Một năm trước Mai Quốc Việt lại gây chú ý khi tung clip hát 10 thể loại nhạc khác nhau trong 7 phút như: rock, rap, cải lương, nhạc Trịnh, opera, nhạc cách mạng, bolero, R&B, dance, quan họ Bắc Ninh, nhạc trữ tình.
Bên cạnh thể hiện các giai điệu trẻ trung, sôi nổi, Mai Quốc Việt còn muốn chinh phục cả dòng nhạc trữ tình, trong đó, anh muốn thử sức khi đến với các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn.
Video được xem nhiều nhất